Thủ phạm khiến "Biển Chết Trung Quốc" đổi màu cầu vồng

Cảnh quay từ trên cao hé lộ một loại tảo độc đáo biến hồ nước muối ở Trung Quốc thành màu cầu vồng 7 sắc.

Hồ nước muối Giải Trì ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, thường được gọi là "Biển Chết" của Trung Quốc do nước hồ có nhiều màu sắc rực rỡ như hồng đậm, xanh lá cây, vàng, nâu đỏ do tảo nở hoa và những côn trùng sinh sản nhanh,National Geographic hôm 25/9 đưa tin.

Hiện tượng hiếm gặp do một loại tảo tên Dunaliella salina gây ra. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), loại tảo này có màu xanh lá cây trong môi trường biển nhưng có thể chuyển thành màu đỏ nếu tiếp xúc với độ mặn cao và ánh sáng mạnh do "sự sản sinh nhóm chất carotene bảo vệ trong tế bào". Carotene là sắc tố thực vật chịu trách nhiệm cho những màu sắc rực rỡ của hồ nước muối.


Hồ nước muối Giải Trì đổi màu.

Nghiên cứu về loại tảo đặc biệt trên do Đại học Concepción, Chile, tiến hành chỉ ra D. salina là sinh vật nhân thực chịu mặn tốt nhất hiện nay (sinh vật nhân thực là bất kỳ tổ chức sinh vật nào sở hữu vật chất di truyền nằm trong nhân có màng bao bọc). D. salina có thể được tìm thấy ở những hồ nước mặn trên khắp thế giới như Chile, Australia, Mexico, và Israel.

Một số chủng tảo có thể tích lũy hơn 10% trọng lượng khô trong β-carotene nếu bị kích thích bởi những áp lực môi trường như ánh sáng chói, độ mặn cao, thiếu dưỡng chất hoặc nhiệt độ cực hạn. Đặc điểm giàu sắc tố của D. salina biến nó thành màu thực phẩm và nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm phổ biến. Nó cũng được sử dụng trong vitamin tổng hợp.

Hồ Giải Trì hình thành cách đây khoảng 500 triệu năm vào đầu thời Đại Tân sinh và trở thành nơi thu hoạch muối của cộng đồng địa phương suốt 4.000 năm. Đây là hồ nội địa chứa natri sunfat lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ diện tích 120km2.

Tương tự Biển Chết nổi tiếng ở Israel, hồ nước muối ở Vận Thành rất giàu khoáng chất có lợi cho da. Nhưng bùn đen ở Biển Chết chủ yếu chứa clorua, còn hồ Giải Trì chứa nhiều sunfat, có thể hỗ trợ quần thể động thực vật đa dạng.

Tuy nhiên, hiện tượng tảo nở hoa, đôi khi do sự dư thừa dưỡng chất trong nước, có thể tạo ra vùng chết hay vùng yếm khí. Khi tảo tiếp tục phát triển thêm, đạt tới hàng triệu tế bào trong mỗi mililit nước, các dạng sống khác sẽ chết ngạt và sau đó bị phân hủy bởi vi khuẩn trong nước. Xác sinh vật thối rữa làm cạn kiệt khí oxy có sẵn trong nước. Nhiều loài cá và côn trùng dưới nước sẽ không thể sống sót trong điều kiện như vậy.

Cập nhật: 26/09/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video