Thứ vũ khí kỳ quái có 1-0-2, trông như con nòng nọc của người Ấn Độ

Do có cấu tạo đặc biệt nên madu khó sử dụng hơn so với các loại vũ khí thông thường. Người dùng madu phải trải qua một quá trình luyện tập đặc biệt được gọi là maan kombu.

Madu là tên gọi của một loại vũ khí có hình thù lạ mắt, từng được các thầy tu khổ hạnh Fakir của Hồi giáo ở Trung Đông và thầy tu Hindu giáo ở Ấn Độ sử dụng trong quá khứ.


Madu - vũ khí có hình thù lạ.

Đây là một công cụ tự vệ được chế tác từ những vật liệu thô sơ, không được chính thức coi là vũ khí, vì luật lệ không cho phép các thầy tu mang vũ khí bên mình.

Một chiếc madu thông thường gồm hai chiếc sừng sơn dương gắn vào một khiên tròn. Nhìn thoáng qua, chiếc madu gợi liên tưởng đến hình ảnh một con nòng nọc có hai đuôi. Đầu sừng của madu có thể gắn thêm mũi sắt để tăng tính sát thương. Loại vũ khí này có thể sử dụng để đâm, chọc, nhưng nó thích hợp cho phòng thủ hơn là tấn công và khó có thể gây thương tích chết người.

Ngoài kiểu phổ biến làm từ sừng sơn dương với chiếc khiên tròn, madu còn có nhiều biến thể, phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau.


Những biến thể khác nhau của madu.

Tại Ấn Độ, madu còn trở thành một vũ khí thông dụng của silambam – môn võ chiến đấu cổ truyền sử dụng vũ khí, có nguồn gốc từ bang Tamil Nadu.

Ngày nay, những chiếc madu vẫn được sản xuất. Tuy nhiên, những chiếc sừng sơn dương đã được thay thế bằng các vật liệu khác như gỗ, kim loại, chất liệu tổng hợp... vì việc săn bắt và sử dụng sừng linh dương đã bị cấm ở nhiều nơi.

Cập nhật: 09/12/2020 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video