Thực hiện tốt công tác tiêm chủng sẽ hạn chế tối đa các dịch bệnh

Sáng qua (10-11), Quốc hội đã tập trung thảo luận về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đa số đại biểu nhất trí tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh và nội dung dự thảo án Luật.

Đại biểu Lưu Thị Giang và đại biểu Nguyễn Thanh Bình đoàn Bắc Ninh và một số đại biểu đề nghị quy định rõ chính sách của nhà nước đối với điều trị bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các chiến sĩ công an ở các trại giam rất dễ bị phơi nhiễm các bệnh truyền nhiễm, do đó trong luật cần qui định chi tiết hơn; bổ sung một khoản qui định về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, gia đình trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, đồng thời qui định chặt việc bảo quản vắc xin, bơm kim tiêm; bổ sung quy định về điều trị, cách ly, hạn chế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm khi bệnh chưa phát triển thành dịch, bởi vì dự thảo Luật mới chỉ đề cập đến phòng bệnh truyền nhiễm và chống dịch.

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Bình đoàn Bình Định đề nghị không nên qui định cụ thể nhóm bệnh A,B,C vì nó thuộc chuyên môn của ngành y tế. Về tiêm chủng phòng bệnh, đại biểu nhất trí như dự thảo Luật (tiêm chủng mở rộng là bắt buộc và miễn phí với trẻ em, phụ nữ mang thai). Mục đích quan trọng nhất của việc quy định bắt buộc phải tiêm chủng là tạo cơ sở pháp lý để các đối tượng trong diện phải tự giác, chủ động tham gia tiêm chủng và yêu cầu được tiêm chủng, có như vậy xã hội sẽ tránh được sự tái phát các bệnh dịch nguy hiểm đã được thanh toán, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Về xử lý khi rủi ro, biến chứng do tiêm chủng, đại biểu Đặng Thị Thúy Nga đoàn Hà Tây cho rằng: Dự thảo Luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế và cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật (có nghĩa là phải bồi thường cho người bị rủi ro, tai biến sau tiêm chủng).

Đại biểu Đỗ Nguyên Phương đoàn Bình Phước hoan nghênh Ban soạn thảo đã đơn giản hóa các qui định để người dân hiểu hơn về các dịch bệnh, tuy nhiên cũng có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn của ngành y tế mà không thể gọi khác được để có thể hiểu rõ về cơ chế truyền nhiễm…

Đại biểu cũng giải thích một số thuật ngữ chuyên môn và cho rằng các bệnh truyền nhiễm qua biên giới cần bổ sung các quy định để bảo đảm thực hiện được kiểm dịch trong trường hợp ở một số địa phương mở thông quan trong nội địa đối với một số hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa qua đường tiểu ngạch. Luật cũng nên có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, chính quyền cũng như việc xử lý vi phạm nếu không khai báo, hoặc khai báo không đúng tình trạng bệnh dịch mà gây hậu quả với xã hội…

Theo Website Quốc hội Việt Nam, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video