Thuốc giúp tiêu biến mệt mỏi do lệch múi giờ

Thuốc để trị mệt mỏi sau một chuyến bay dài có thể được bán trên thị trường trong 5 năm nữa nhờ một phát hiện giúp các nhà khoa học có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người.

Các nhà khoa học tại trường đại học Manchester (Anh) đã phát hiện cơ chế chi phối phản ứng của con người với việc di chuyển dài hoặc làm việc ngoài giờ hành chính. Kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy một enzyme kiểm soát đồng hồ sinh học của con người có thể được điều chỉnh.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện gene sản sinh enzyme có tên là casein kinase 1epsilon, chịu trách nhiệm kiểm soát đồng hồ sinh học của chuột. Họ đã loại bỏ gene này khỏi cơ thể chuột để ngăn chúng sản sinh ra enzyme. Sau đó, các nhà khoa học đã theo dõi chuột thay đổi như thế nào bằng cách thay đổi thời gian chiếu sáng trong lồng để mô phỏng một chuyến bay từ Anh tới New York.


Thuốc trị mệt mỏi do di chuyển dài bằng máy bay có thể được sản xuất trong 5 năm nữa

Những con chuột không có eenzyme kể trên thích ứng nhanh hơn nhiều với thời gian ngày-đêm mới và cho thấy ít thay đổi về quá trình trao đổi chất.

Xóa bỏ gene không thể thực hiện trên con người, nhưng nghiên cứu có thể cho phép các công ty dược phẩm nghiên cứu một loại thuốc có khả năng ức chế enzyme.

“Bằng cách ngăn cản enzyme này, chúng ta có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học muộn hay sớm hơn theo ý của chúng ta. Mệt mỏi sau một chuyến bay dài có thể tiêu tan bằng cách sử dụng các chất ức chế enzyme kiểm soát đồng hồ sinh học”, tiến sĩ David Bechtold, người đứng đầu nghiên cứu nói.

Các công ty dược phẩm đang sử dụng phát hiện mới này để phát triển một loại thuốc có tác dụng giảm ảnh hưởng của chứng thiếu ngủ, mệt mỏi sau một chuyến bay dài và những thay đổi trong lịch làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Tiến sĩ David Bechtold cho biết thuốc có thể được sản xuất trong vòng 5 hoặc 10 năm nữa.

Tập đoàn dược phẩm Pfizer đã phối hợp với nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Manchester đang tiến hành thử nghiệm thuốc mới phát triển và các công ty khác được cho là đang xem xét nghiên cứu để sản xuất ra những loại thuốc tương tự.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video