Thường xuyên chậm deadline? Lỗi có thể ở ba mẹ bạn

Nếu thường xuyên sợ hãi trước deadline - thời hạn do khách hàng và sếp "bổ" xuống đầu bạn, nguyên nhân đôi lúc không nằm ở bạn đâu.

Có người nói, cuộc đời kể từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường là một chuỗi "chạy" deadline - hay thời hạn.

Lúc đi học, bạn phải nộp bài tập về nhà đúng hẹn. Đại học là chuỗi chạy cong mông với những bài luận giữa kỳ. Rồi khi đi làm, khách hàng và sếp là những người "bổ" deadline xuống đầu bạn.


Cuộc đời là những chuỗi chạy trốn deadline.

Chính vì thế, nếu như bạn là người thường xuyên chậm deadline thì cũng đáng lo ngại đấy. Có điều, lỗi đôi khi không phải ở bạn, mà là ở cách nuôi dạy từ cha mẹ bạn. Đó là những gì nghiên cứu mới đây từ ĐH New York đã kết luận.

Cụ thể, các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trên 292 sinh viên đại học - 157 nữ và 135 nam. Các ứng viên sẽ tự đánh giá một loạt các hành động và thói quen từ khi còn nhỏ: giờ ăn, giờ ngủ, thời gian ở bên gia đình, bè bạn, và thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa.


Gia đình nào có thói quen lặp lại ổn định càng sớm, đứa trẻ sau này càng ít gặp rắc rối về vấn đề sắp xếp thời gian.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, gia đình nào có thói quen lặp lại ổn định càng sớm, đứa trẻ sau này càng ít gặp rắc rối về vấn đề sắp xếp thời gian và khả năng tập trung.

"Về sơ bộ, nghiên cứu của chúng tôi giúp hiểu hơn về việc thói quen hàng ngày có ảnh hưởng thế nào đến kỹ năng sắp xếp thời gian, qua đó giảm thiểu những khó khăn về sự tập trung khi trưởng thành" - Jennifer Weil Malatras, nhà tâm lý học đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Malatras chia sẻ: "Vấn đề về khả năng tập trung có thể liên quan đến nhiều hệ luỵ không tốt, kể cả khi đi học lẫn đi làm. Kết quả nghiên cứu này và trong tương lai sẽ rất hữu dụng để hiểu hơn về ảnh hưởng từ gia đình, qua đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp".


Vấn đề về khả năng tập trung có thể liên quan đến nhiều hệ luỵ không tốt, kể cả khi đi học lẫn đi làm.

Kết quả này trên thực tế cũng xuất phát từ một nghiên cứu xa hơn - chỉ ra rằng những thói quen ổn định hàng ngày có thể tác động tốt đến những đứa trẻ có thiếu cha mẹ (do ly hôn hoặc có người qua đời).

Sự ổn định này có lẽ còn quan trọng hơn tần suất chúng xảy ra. "Ví dụ, một gia đình ly hôn vẫn nên đảm bảo cho đứa trẻ có những thói quen ổn định và hợp lý, như giờ đi ngủ và thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ giúp cuộc sống sau này của chúng được đảm bảo hơn" - Malatras cho biết.

Cập nhật: 01/12/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video