Tiềm năng của lâm nghiệp đô thị

Tốc độ phát triển dân số và đô thị hóa ngoài tầm kiểm soát tại các quốc gia đang phát triển đã và đang gây ra nhiều hậu quả về môi trường và xã hội. Vai trò cây xanh đô thị ít được chú trọng, các quy trình kỹ thuật quá sơ sài, chính sách quản lý thiếu đồng bộ... Do đó, việc phát triển lâm nghiệp đô thị sẽ cung cấp cho cư dân các lợi ích về môi trường và vật chất hết sức quan trọng.

Thực tế đã chứng minh lâm nghiệp đô thị đem lại rất nhiều lợi ích cho cư dân, cụ thể như sau:

1. Lợi ích về vật chất

Hiện nay, nhu cầu sử dụng gỗ trong xây nhà dân dụng, công trình kiến trúc khác, trang trí nội ngoại thất và đồ mộc rất lớn. Nguồn cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng ít dần, vì thế việc đầu tiên là cần quy hoạch và định tỉ lệ mét vuông/cây trên đầu người, các đai xanh giữa khu công nghiệp và khu dân cư, giữa đường cao tốc và khu dân cư... Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật lai tạo giống, dẫn nhập cây có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng sẽ tạo nguồn gỗ dồi dào cho dân cư.

Đô thị lâm nghiệp cũng đem lại một nguồn cung cấp chất đốt dồi dào. Phần lớn dân nghèo sống ven đô dùng cành nhánh nhỏ làm chất đốt. Các hộ sản xuất nhỏ, thủ công của nghề truyền thống như làm bánh tráng, chế biến các loại thực phẩm từ ngũ cốc... đều sử dụng củi. 

Một hầm chứa gỗ vụn dùng để vận hành máy đun nước nóng cho một nhà nghỉ và cả trăm hộ dân xung quanh tại TP Kamakatsu - một đô thị lâm nghiệp kiểu mẫu ở Nhật - (Ảnh: H.T)

2. Lợi ích về môi trường

Với sự đa dạng và phong phú về hình dáng, tán lá, màu sắc, chiều cao, thời kỳ ra hoa... cây xanh có thể làm tăng môi trường sống bằng cách giảm sự chói chang của ánh sáng, giúp không khí mát dịu hơn, trong lành hơn. Bên cạnh đó, cây xanh nhiều cũng giúp giảm tiếng ồn. Lá cây có khả năng hấp thụ hoặc chia cắt sóng âm, giảm tốc độ và cường độ của sóng âm.

Ngày nay, cây xanh trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các công trình kiến trúc, làm tăng giá trị bất động sản và là niềm tự hào của cư dân đô thị. Thí nghiệm của Ulrich vào năm 1984 cho thấy 23 bệnh nhân nằm trong phòng có cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh phục hồi sức khỏe nhanh hơn 23 bệnh nhân nằm trong phòng cửa sổ không nhìn ra vườn cây xanh. Qua thí nghiệm này, các bệnh viện nên trồng nhiều cây xanh xung quanh cho bệnh nhân nhìn.

Cây xanh là một thành phần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, công viên, khu vui chơi giải trí... là cầu nối giữa thiên nhiên và văn hóa. Cây xanh trong môi trường đô thị tạo nên nét văn hóa khác nhau giữa các dân tộc, các thành phố. Thí dụ nói đến Hải Phòng người ta nghĩ ngay đến hoa phượng đỏ.

3. Giá trị giáo dục

Vườn thực vật, công viên, khu vui chơi giải trí... sưu tập nhiều loài cây trong nước và ngoài nước, là nguồn tư liệu thực vật sống cho giáo dục. Các khu rừng tự nhiên xung quanh đô thị ở VN hiện nay ngày càng mất dần, các khu bảo tồn thiên nhiên thì quá xa, rừng trồng phòng hộ không đa dạng loài…

4. Nơi vui chơi giải trí

Thảo cầm viên, công viên văn hóa Đầm Sen, công viên Tao Đàn... là nơi vui chơi giải trí, tập thể dục không những cho người dân thành phố. Tuy nhiên, chỉ chừng ấy vẫn còn quá ít cho một đô thị đông dân cư như TP.HCM.

Nguyễn Sơn Thụy (Chi cục Lâm nghiệp TP.HCM)

Tuổi trẻ online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video