Tiểu hành tinh dài hơn sân bóng đá sắp lao qua sát Trái đất

Hai tiểu hành tinh sẽ bay sượt qua Trái đất cách nhau 5 tiếng, thiên thạch lớn nhất có đường kính ước tính 120 mét, dài hơn sân bóng đá.

Tiểu hành tinh khổng lồ có tên gọi 2009 WB105 sẽ đến gần Trái đất vào 19h14 hôm nay theo giờ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong ba năm tiểu hành tinh này sượt qua Trái đất. Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở California, thiên thạch có đường kính 53 - 120 mét, Daily Star đưa tin.


Tiểu hành tinh 2009 WB105 dài khoảng 120 mét. (Ảnh: Pixabay).

WB105 sẽ cao hơn tháp đồng hồ Big Ben ở Anh và tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ. Nói cách khác, thiên thể có kích thước bằng 13 chiếc xe buýt nối đuôi nhau. WB105 sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 5,8 triệu kilomet. Về mặt thiên văn, đây là khoảng cách rất gần và tiểu hành tinh WB105 được xếp vào nhóm Vật thể bay gần Trái Đất (NEO).

"Khi bay quanh Mặt Trời, các NEO đôi khi có thể đến rất gần Trái đất. Cần chú ý định nghĩa gần trong thiên văn khác rất xa hình dung của con người, có thể là hàng triệu hoặc thậm chí hàng chục triệu kilomet", NASA giải thích.

Theo tính toán của NASA, thiên thạch sẽ di chuyển trong không gian ở tốc độ 67.967km/h. Tiểu hành tinh WB105 sẽ tới gần Trái đất sau đúng ba năm nữa, vào ngày 25/11/2021. Sau WB105, một tiểu hành tinh nhỏ hơn sẽ tiếp cận Trái đất vào lúc 12h24 ngày 26/11 ở khoảng cách gấp 8 lần quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trăng, tương đương gần 3,2 triệu km. Dù vậy, NASA cho biết Trái đất vẫn an toàn bởi nguy cơ va chạm cực nhỏ.

Cập nhật: 26/11/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video