Tìm ra bí quyết của khủng long để thống trị muôn loài

Khủng long có thể chiếm lấy hành tinh và thống trị muôn loài nhờ khả năng đặc biệt này đã mang đến lợi thế cho chúng.

Khủng long xuất hiện lần đầu tiên ở vĩ độ ôn đới phía Nam khoảng 231 triệu năm trước trong kỷ Trias (252 triệu - 201 triệu năm trước). Thời điểm ấy, các lục địa trên Trái đất vẫn còn liên kết với nhau để tạo thành một siêu lục địa, có tên là Pangea.


Khả năng sống sót của khủng long đến từ kỹ năng chịu lạnh. (Ảnh: Getty).

Sau đó, cách đây 202 triệu năm Trái đất đã diễn ra một sự kiện tuyệt chủng đánh dấu đoạn giao giữa kỷ Trias và kỷ Jura, khi một chuỗi các vụ phun trào núi lửa đã tạo ra lớp mây khói bụi che phủ ánh sáng mặt trời, mở đường cho cái lạnh tê tái, giết chết hơn 75% số loài sống trên đất liền và dưới đại dương.

Lúc bấy giờ, loài khủng long buộc phải thích nghi để tồn tại, nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Scientific Advances lý giải.

"Chìa khóa cho sự thống trị tuyệt đối của khủng long rất đơn giản. Về cơ bản chúng là những động vật thích nghi với thời tiết lạnh. Khi trời chuyển rét ở khắp mọi nơi, chúng về cơ bản đã sẵn sàng, còn các loài động vật khác thì không", GS. Paul Olsen - tác giả chính của nghiên cứu, tại Đại học Columbia, New York, cho biết.

Để có thêm bằng chứng cho luận điểm này, các nhà nghiên cứu cổ sinh đã tìm ra dấu chân của khủng long tại lưu vực dọc theo bờ biển ở Trung Quốc, nơi từng là vùng bị đóng băng. Bên cạnh đó, họ cũng đã tìm thấy những viên sỏi nhỏ trong lớp trầm tích, thứ nhiều khả năng là mảnh vụn băng trôi được khủng long mang theo, rồi lắng đọng khi các lớp này tan chảy vào mùa hè.

Điều này cho thấy những khu vực này thường xuyên bị đóng băng (vào một số thời điểm trong năm), và khủng long vẫn có khả năng sinh sống.

Theo Dennis Kent, đồng tác giả nghiên cứu, các bằng chứng này cho thấy khủng long không chỉ sống sót trong thời tiết băng giá, mà chúng còn phát triển mạnh trong thời gian đó, và chính điều này đã khiến chúng trở thành những kẻ thống trị tuyệt đối trên Trái đất vào cuối kỷ Trias.

Khủng long chịu lạnh thế nào?


Chắc chắn là khủng long sốt tốt ở điều kiện khí hậu lạnh, trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng đã chết.

Khả năng chống chịu trước mùa đông của khủng long từ lâu đã đứng trước nhiều câu hỏi nghi vấn, vì chúng không sở hữu lớp "lông" dày, cũng như lớp mỡ chống lạnh như loài gấu.

Trên thực tế, nghiên cứu mới đã vấp phải nhiều luồng quan điểm trái chiều, và thách thức quan niệm khá phổ biến, cho rằng khủng long là loài động vật chỉ có thể sống sót trong khí hậu ấm áp.

Theo GS. Stephen Brusatte, chuyên gia về cổ sinh vật học và tiến hóa tại Đại học Edinburgh, Scotland, đây chỉ là những định kiến sai lầm về loài khủng long. "Từng có một định kiến cho rằng khủng long luôn sống trong những khu rừng nhiệt đới tươi tốt, nhưng nghiên cứu mới cho thấy các vĩ độ cao hơn sẽ bị đóng băng và thậm chí bị bao phủ bởi băng giá tại nhiều thời điểm trong năm", Brusatte nói.

"Hiện vẫn chưa rõ chúng đã thích nghi với cái lạnh thế nào, song những con khủng long chắc chắn là đã sống tốt ở điều kiện khí hậu này, trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng đã chết".

Theo GS. Brusatte, nghiên cứu này cũng giúp mở rộng vòng tìm kiếm ra hai địa cực, nơi khủng long có thể đã từng tồn tại và sinh sống. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra cách thức mà loài bò sát cổ đại áp dụng, nhằm sinh tồn được ở môi trường khắc nghiệt.

Cập nhật: 08/07/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video