Tìm ra cách có thể chống lại quá trình lão hóa

Nhóm chuyên gia từ 4 đại học trên thế giới đã tìm ra cách chống lại quá trình lão hóa dựa vào phương pháp tiêu diệt những tế bào già nua trong phòng thí nghiệm.

Công nghệ này do nhóm chuyên gia của Đại học Leicester (Anh), Đại học Oberta de Catalunya (Tây Ban Nha), Đại học Công nghệ Cross River (Nigeria), Đại học Umm Al-Qura (Arab Saudi), phối hợp cùng một hãng dược tại Mỹ phát triển. Nhóm nghiên cứu tìm ra phương pháp giúp loại bỏ tế bào lão hóa bằng cách điều trị kháng thể. Công trình được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports ngày 13/10.

Các tế bào lão hóa là hiện tượng không thể đảo ngược, xảy ra khi quá trình phân chia tế bào tự nhiên không còn trong mô người. Nó còn gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác như Alzheimer, tiểu đường type II và ung thư.

Giới khoa học đã biết trong môi trường thí nghiệm, việc loại bỏ các tế bào già nua khỏi mô giúp làm chậm quá trình lão hóa do tuổi tác, từ đó kéo dài tuổi thọ. Song, đó vẫn chỉ là lý thuyết. Từ lý thuyết đến thực hành là thách thức mà hàng trăm năm con người vẫn không ngừng tìm kiếm câu trả lời.


Chống lại quá trình lão hóa, giúp con người luôn trẻ trung, kéo dài tuổi thọ là mục tiêu của nhiều người trong hàng trăm năm qua. (Ảnh: Freepik).

Nhóm chuyên gia của 4 đại học và hãng dược tại Mỹ đã phát hiện phương pháp mới nhằm loại bỏ sự tích tụ của các tế bào già nua. Họ sử dụng kháng thể như một “quả bom thông minh”, được thiết kế để nhận biết và tiêu diệt các tế bào bị oxy hóa.

Công nghệ này vốn là hợp chất thuốc - kháng thể, đã được nhóm tác giả chứng minh hiệu quả trong việc loại bỏ tế bào lão hóa một cách đặc biệt.

PGS.TS Salvador Macip, Giám đốc Phòng thí nghiệm Cơ chế Ung thư và Lão hóa tại Đại học Leicester, đồng tác giả, cho biết: Senolytics là loại thuốc mới có tiềm năng lớn để cải thiện sự lão hóa. Những thứ chúng ta đã tìm thấy trước đây thường không cụ thể và có nhiều tác dụng phụ khá mạnh. Đó là lý do chúng tôi quan tâm nhiều tới thế hệ thuốc thứ hai - loại thuốc phân giải huyết thanh - nhắm mục tiêu, loại bỏ tế bào lão hóa mà không ảnh hưởng những tế bào khỏe mạnh xung quanh”.

Lấy ý tưởng từ việc sao chép liệu pháp điều trị ung thư, nhóm chuyên gia chỉnh sửa một loại kháng thể để nó có thể nhận ra những tế bào đã bị lão hóa. Sau đó, chúng đưa chất độc đặc biệt vào tế bào lão hóa và tiêu diệt từ bên trong.

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới thành công ở cấp độ phòng thí nghiệm. Nhóm chuyên gia cũng chia sẻ họ rất kỳ vọng vào kết quả này và sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người trong thời gian tới.

Đây không phải lần đầu tiên giới nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm cách “cải lão hoàn đồng” cho loài người. Tháng 10/2020, một start-up gây tiếng vang sau khi nhận khoản đầu tư 270 triệu USD từ người sáng lập Amazon Jeff Bezos. Công ty này chuyên nghiên cứu phương pháp đảo ngược sự lão hóa, hứa hẹn có thể giúp con người trông trẻ trung hơn so với tuổi tác.

Công nghệ của hãng dược nay dựa trên phương pháp xử lý protein để các tế bào trong cơ thể trở lại trạng thái như tế bào gốc, từ đó ngăn chặn và đảo ngược quá trình lão hóa, giúp con người duy trì được sự trẻ trung và trường thọ. Xa hơn, một số nhà khoa học còn kỳ vọng công nghệ này có thể được mở rộng để hồi sinh toàn bộ cơ thể động vật và cuối cùng là giúp kéo dài tuổi thọ con người.

Một doanh nghiệp khác do nhà đồng sáng lập Google Larry Page lập ra vào năm 2013, có cùng mục tiêu tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người. Công ty này cũng chiêu mộ nhiều nhà khoa học nổi tiếng với mức lương hậu hĩnh. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về tiến độ nghiên cứu của công ty này.

Cập nhật: 02/11/2021 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video