Tìm thấy 2 kim tự tháp bị mất tích của Ai Cập

Những hình ảnh do bản đồ vệ tinh Google Earth chụp lại cho thấy rất có thể đây chính là bằng chứng về hai khu phức hợp kim tự tháp Ai Cập bị mất tích đã lâu.

Hai địa điểm này đều có chứa những ụ đất không bình thường. Một trong số đó nằm ở vùng thượng Ai Cập, cách thành phố Abu Sidhum 12km dọc theo sông Nile với bốn mô đất khá lớn hình tam giác, trong đó 2 mô rộng khoảng 76 mét, 2 mô còn lại nhỏ hơn, rộng hơn 30 mét, nhà khảo cổ học Angela Micol cho biết.


Địa điểm thứ hai gồm một mô đất bốn cạnh rộng khoảng
45 mét và 3 gò đất khác nhỏ hơn. (Ảnh: Angela Micol)

Chúng được bố trí khá rõ ràng, kéo dài gần 190 mét - gấp ba lần kích thước một đại kim tự tháp, có sự đối xứng một cách kỳ lạ theo hình tam giác tuy đã bị xói mòn theo thời gian. Đặc biệt, khi phóng to ở phần đỉnh của vật hình tam giác đó, các nhà khoa học nhận thấy 2 vòng tròn rộng 6 mét xuất hiện gần như ở trung tâm tam giác.

Cách đấy khoảng 145km về phía bắc gần ốc đảo Fayoum, phức hợp kim tự tháp thứ hai gồm một mô đất bốn cạnh rộng hơn 45 mét - kích thước bất thường so với những mô đất thông thường và rất giống hình kim tự tháp khi nhìn từ trên cao. Xa hơn 2,5km về phía đông nam thành phố cổ Dimai là 3 gò đất khác nhỏ hơn, tạo nên sự liên kết chéo thường thấy ở tập hợp kim tự tháp trên cao nguyên Giza. “Màu sắc tối cùng thành phần cấu tạo có sự tương đồng với các bức tường vốn được xây dựng từ đá và gạch bùn ở Dimai”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại vua Ptolemy II Philadelphus (năm 309 trước CN - năm 246 trước CN), Dimai được bao quanh bởi bức tường gạch bùn cao 10 mét, dày 5 mét, ở đó có một ngôi đền bằng đá đã đổ nát là nơi thờ thần cá sấu Soknopaios. Còn gọi là Dimeh al-Siba hoặc Dimeh Lions, Dimai đạt đến đỉnh cao của sự phát triển vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên với một tuyến đường thương mại rất lớn. Nó bắt đầu bị bỏ rơi và quên lãng trong khoảng giữa thế kỷ thứ ba.

Theo Micol, những gì còn sót lại ở cả hai khu vực này chính là bằng chứng về kim tự tháp “bị mất tích” mà nhà Ai Cập học Nabil Selim vẫn đang tìm kiếm. Selim là người từng cho rằng có sự tồn tại của kim tự tháp Sinki tại Abydos và Dry Moat quanh phức hợp kim tự tháp Step ở Saqqara. Ngoài ra, Micol cũng tin tưởng việc sử dụng hình ảnh hồng ngoại sắp tới sẽ giúp các nhà khoa học xem xét ở mức độ chi tiết hơn.

Theo Đất Việt, Discovery
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video