Tìm thấy đuôi thiên hà bí ẩn dài gấp 2 thiên hà Milky Way

Đài quan sát Chandra của NASA đã chụp được hình ảnh một thiên thể lấp lánh trong vũ trụ: một dòng khí nóng có độ dài 250.000 năm ánh sáng. Độ dài đó gấp hai lần đường kính thiên hà Milky Way của chúng ta.

Dòng khí đặc biệt này được cho là "đuôi" của một cụm thiên hà có tên Zwicky 8338 nằm cách Trái Đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng. Với nhiệt độ khoảng 10 triệu độ, thiên hà bắn ra những tia X-quang mà đài quan sát của NASA có thể phát hiện ra và truyền tín hiệu về cho các nhà thiên văn.


Hình ảnh "đuôi" thiên hà do đài quan sát của NASA chụp được.

"Chiếc đuôi" này được phát hiện vào tháng 10/2015 nhưng hình ảnh mới nhất này cho thấy các chi tiết cụ thể hơn. Điều thú vị về hình ảnh này là dấu vết của khí dường như bị ngắt kết nối với thiên hà chủ của nó.

"Sự tách biệt giữa thiên hà và đuôi của nó cho thấy dòng khí này đã hoàn toàn "rời bỏ" thiên hà của nó. Trong thực tế, phần đuôi đã bị "cắt đứt" khỏi thiên hà", Thomas Reiprich, tác giả nghiên cứu cho biết.

Hình ảnh này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các hệ thống và quá trình phát triển của thiên hà. Ví dụ, ngoài hydro, dòng khí ribbon này cũng chứa các nguyên tố nặng hơn có thể hình thành ngôi sao.

2015-12-31

Cập nhật: 01/01/2016 Theo Vietq
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video