Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng 1 loại hormone được tạo ra trong cơ thể có thể giúp phản ứng lại sự căng thẳng ở những người trưởng thành điềm tĩnh và trẻ con thay vào đó nó lại làm tăng mức độ căng thẳng ở lứa tuổi thiếu niên.
Người ta đã tiến hành thử nghiệm với chuột cái tập trung vào loại hormone THP trên nó, hormone này thể hiện tác động nghịch lý trên và mô tả cơ cấu bộ não giúp giải thích hiện tượng đó.
THP còn được gọi là allopregnanolone có tác dụng như là một loại thuốc an thần tự nhiên.
Một nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm y khoa đại học phía nam bang NewYork được chỉ đạo bởi giáo sư sinh lý và dược học Sheryl Smith đã tiến hành xem xét hoạt động não và hành vi của chuột trước tuổi dậy thì, vào tuổi dậy thì và trưởng thành.
Các chuyên gia bắt những con chuột chịu đựng sự việc đầy căng thẳng bằng cách bất thình lình đặt chúng vào bên trong một vật chứa bằng thủy tinh plexi không lớn hơn cơ thể nó là bao nhiêu và giữ chúng ở đó trong vòng 45 phút.
Giáo sư Smith nói 20 phút sau khi bị stress cả những con chuột con và những con trưởng thành cho thấy ít lo sợ hơn, nhưng những con ở độ tuổi dậy thì lo sợ nhiều hơn.
Các chuyên gia khoa học nghi ngờ vấn đề tương tự cũng xảy ra với người như với chuột và hiện tượng này có thể giúp phát hiện ra những sự thay đổi tâm tính và sự căng thẳng xuất hiện ở thiếu niên.
Giáo sư Smith nói thêm điều này không có nghĩa là thiếu niên lúc nào cũng nổi giận, tuy nhiên sẽ trạng thái thay đổi khi chúng trông có vẻ tốt và thoải mãi thì đột nhiên sau đó bật khóc hay giận dữ.
Ông nghĩ đó là lý do tại sao người ta dùng thuật ngữ “hormone thịnh nộ”. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trên tập san Nature Neuroscience thì những thay đổi tình cảm không phải lúc nào cũng tốt.
Để đáp lại sự căng thẳng đang được tăng dần lên, vào lúc đó sự lo sợ hay hoảng sợ sẽ xuất hiện, và có khả năng xảy ra cao gấp 2 lần ở những cô bé hơn là các cậu bé.
Ngoài ra nguy cơ tự tử cũng tăng cao ở lứa tuổi này cho dù đã dùng đến những phương thức y khoa dựa trên người trưởng thành.
Ánh Phượng