Nghiên cứu mới đây gợi ý về sự tồn tại của các hố đen thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với bất cứ thứ gì được hình dung trước đây.
Các hố đen này có thể nặng gấp 100 tỷ lần khối lượng của Mặt trời. Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Queen Mary (London, Anh) tin các hố đen quái vật có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu một công cụ mạnh mẽ để tìm hiểu vũ trụ sơ khai.
Các lý thuyết hiện tại cho rằng các lỗ đen có kích thước lớn tới kinh ngạc (SLAB) phát triển đến kích thước đáng kinh ngạc bằng cách nuốt chửng các ngôi sao và khí từ môi trường xung quanh chúng hoặc hợp nhất với các lỗ đen khác.
Các nhà khoa học tin rằng có những hố đen nặng tới mức kinh ngạc. (Ảnh: STScI).
Mặt khác, chúng xuất hiện từ thời sơ khai của vũ trụ, rất lâu trước khi các thiên hà ra đời.
Vì những hố đen "nguyên thủy" này không được hình thành từ một ngôi sao đang sụp đổ, chúng có thể phát triển đến nhiều kích cỡ khác nhau, từ rất nhỏ đến lớn đến kinh ngạc.
"Chúng ta biết rằng các hố đen tồn tại trên một phạm vi rộng lớn, trong đó có một hố đen siêu lớn có khối lượng hấp bốn triệu lần khối lượng Mặt trời nằm ở trung tâm của thiên hà của chúng ta”, nhà thiên văn học Bernard Carr thuộc Đại học Queen Mary cho biết.
Mặc dù hiện tại không có bằng chứng về sự tồn tại của SLAB, các nhà khoa học tin rằng chúng có thể tồn tại hoặc cư trú bên ngoài các thiên hà, trong không gian giữa các thiên hà.
Nhứng hố đen này thậm chí có thể giúp giải mã những bí ẩn về vật chất tối - thứ được cho là chiếm một tỷ lệ lớn trong vũ trụ mà chúng ta thực sự không thể nhìn thấy.