Tổng quan về dòng máy bay siêu an toàn Boeing 777

Kể từ khi ra mắt năm 1997, dòng máy bay với những cải tiến đột phá này mới ghi nhận 2 vụ tai nạn đáng kể, một vào tháng 7 năm ngoái và mới nhất là vụ mất tích của máy bay Malaysia.


Thành viên mới nhất của gia đình Boeing 777 – Boeing 777-200LR Worldliner là chiếc máy bay thương mại có tầm bay xa nhất thế giới – tối đa 17.446km. Nó có thể mang được nhiều hành khách và hàng hóa hơn bất kỳ chiếc máy bay nào cùng loại.


Theo đó, Boeing 777-200LR Worldliner có khả năng kết nối bất cứ hai thành phố nào trên thế giới mà không cần phải dừng lại tiếp nhiên liệu.


Trong khi đó, mẫu Boeing 777 Freighter lại là máy bay chở hàng hai động cơ lớn nhất thế giới. Với tầm bay 9.195km, Boeing 777 Freighter cũng là mẫu máy bay chở hàng có tầm bay xa nhất.


Dòng máy bay Boeing 777 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn sở thích của khách hàng với cabin rộng, linh hoạt và chi phí hoạt động thấp.


Boeing 777 là dòng máy bay hai động cơ lớn nhất thế giới, có từ 301 đến 365 ghế ngồi phân thành ba hạng chính và có tầm bay từ 9.195km đến 17.446km.


Những chiếc 777 mang đến tầm bay xa nhất và tải trọng lớn nhất trong phân khúc máy bay cỡ vừa. Hai mẫu 777-200LR (Longer Range) và 777-300ER (Extended Range) được chủ định phục vụ cho các đường bay dài không nghỉ theo nhu cầu của khách hàng.


Thiết kế và hệ thống kiểm tra mới giúp đảm bảo độ tin cậy và an toàn tối ưu cho Boeing 777. Mẫu máy bay này đạt tới mức 99% khi đánh giá về độ tin cậy – cao nhất trong lịch sử ngành hàng không. Bên cạnh đó, hệ thống tiếp đất đột phá với 6 bánh xe cũng giúp nó hạ cánh nhẹ nhàng hơn hẳn.


Chiếc Boeing 777-200LR đang bay qua đỉnh Cascade Mountain Range tại Washington trong một buổi thử nghiệm.


Boeing 777 sử dụng vật liệu siêu nhẹ composite tiên tiến, kết hợp sợi carbon với nhựa cứng ở phần đuôi.


Những chiếc 777-200LR (Longer Range) và 777-300ER (Extended Range) được trang bị động cơ GE90-115B – loại động cơ mạnh mẽ nhất trong làng máy bay thương mại.


Đây cũng là dòng máy bay có cabin rộng rãi và linh hoạt bậc nhất.


Khoang hạng nhất của Boeing 777-200LR là rất lớn, trên hình là ảnh chụp khoang này khi chưa lắp ghế ngồi.


Khu vực nghỉ ngơi của tiếp viên trên máy bay 777. Có 6 buồng ngủ được thiết kế trên các mẫu 77-200LR và 777-200ER, trong khi mẫu 777-300ER có 7 đến 10 buồng.


Ngoài ra các mẫu máy bay này còn có thêm tùy chọn về khoang nghỉ ngơi riêng cho phi công.


Các khu vực nghỉ ngơi cho phi hành đoàn này được tạo ra nhờ tận dụng thông minh khoảng trống ở phần đầu máy bay, giữa buồng lái và khoang hành khách.


Buồng lái được thiết kế với sự tham khảo ý kiến từ hơn 600 phi công.


Cánh của những chiếc Boeing 777 được thiết kế tối ưu và tiên tiến nhất về mặt khí động học, giúp nó đạt độ cao và tốc độ nhanh hơn hẳn so với các đối thủ.


“Chuyến bay”
đầu tiên của mỗi chiếc 777 là trong nhà máy lắp ráp của Boeing tại Everett, Washington – nhà máy thuộc loại lớn nhất thế giới.


Ngày 8/9/1997, chiếc Boeing 777-300 đầu tiên xuất hiện trước công chúng.


Hình ảnh chiếc Boeing 777-200 đầu tiên ra mắt tại Everett, Washington.

Theo Boeing.com
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video