Top 4 loại thực phẩm là "chất tẩy rửa" tự nhiên giúp quét sạch ruột: Chợ Việt có sẵn, giá lại rất rẻ!

Thường xuyên ăn 4 loại rau quả này sẽ giúp quét sạch các độc tố, "rác thải" trong đường tiêu hóa.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể khiến đường tiêu hóa tích tụ nhiều độc tố, "rác thải". Điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón và có thể gây ra những tổn thương cho đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn thêm những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột để đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể tích cực hơn. Trong tự nhiên, 4 loại thực phẩm này được coi là "chất tẩy rửa", cực tốt cho đường ruột.

1. Quả táo

Táo chứa nhiều chất xơ dễ hòa tan, axit hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác. Thường xuyên ăn táo có thể kích thích, thúc đẩy nhu động ruột, điều chỉnh chức năng tiêu hóa ở một mức độ nhất định. Đồng thời, các thành phần trong táo giúp kích hoạt vi khuẩn có lợi trong ruột, bảo vệ thành ruột. Vì vậy, ăn táo thường xuyên có thể đóng góp phần ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa.

Thời điểm tốt nhất để ăn táo là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn nên tránh ăn táo khi bụng đói vì táo có chứa axit malic, có tác dụng kích thích dạ dày, dễ gây đau bụng.

2. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ được gọi là thảo dược thông ruột, bởi vì chất gôm thực vật chứa trong nó có tính năng hấp phụ mạnh, có thể hấp thụ tạp chất trong ruột trong thời gian ngắn và đào thải ra khỏi cơ thể, cải thiện tiêu hóa, giúp đại tiện hiệu quả.

Bạn có thể kết hợp mộc nhĩ với cải thảo để nấu canh, bởi 2 loại thực phẩm này có thể bổ sung màu sắc, hương vị cho nhau, tác dụng nhuận tràng rõ ràng hơn.

Cách nấu canh với hai loại nguyên liệu này cũng rất đơn giản: Bạn cần ngâm nấm mèo trong nước, rửa sạch, cắt thái vừa ăn. Cả thảo thành từng khúc. Sau đó, cho tất cả vào nồi thêm gia vị vừa ăn.

3. Tảo bẹ


 Tảo bẹ cũng có khả năng hấp thu một số kim loại nặng trong đường tiêu hóa và thải ra ngoài.

Tảo bẹ có chứa chất algin, hàm lượng nước cao nên dễ tạo thành chất sền sệt trong đường ruột, giúp đào thải độc tố, có thể ngăn cản cơ thể người nhiễm crom dẫn đến nhiễm độc ở mức độ nhất định. Ngoài ra, tảo bẹ cũng có khả năng hấp thu một số kim loại nặng trong đường tiêu hóa và đảo thải ra ngoài.

Tảo bẹ có chứa một loại polysaccharide sulfat hóa có thể loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch máu, nhờ đó có thể giữ sạch mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Tuy nhiên, tảo bẹ có chứa nhiều i-ốt, nếu ăn tảo bẹ với lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây ra cường giáp, khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. vừa đủ. Ngoài ra, tảo bẹ chứa nhiều natri, nếu natri được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ dễ dẫn tới huyết áp cao. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn với khẩu phần

4. Cà rốt


Cà rốt chứa β-carotene có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể.

Cà rốt chứa nhiều vitamin B1, canxi, sắt, phốt pho và các chất khác, những chất này được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng, có tác dụng giải độc ruột, thư giãn nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Ngoài ra, cà rốt còn chứa β-carotene có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể, thường xuyên ăn cà rốt có thể giúp làm sạch rác trong cơ thể, mang lại lợi ích không ngờ.

Bạn có thể ăn cà rốt sống hoặc nấu chín hoặc ép lấy nước cà rốt tươi làm tăng cảm giác ngon miệng và nâng cao khả năng chống viêm của cơ thể

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cà rốt bổ nhất khi nấu chín. Khi đó, cơ thể mới có thể hấp thụ được hết caroten trong cà rốt, khi ăn nên cho thêm chút dầu ăn sẽ có lợi hơn cho quá trình hấp thụ của ruột.

Cập nhật: 14/09/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video