Top 4 loại trứng gà làm hại nội tạng, nhiều người vẫn ăn hàng ngày

Không phải lúc nào trứng gà cũng lành mạnh để tiêu thụ, theo khuyến cáo của một số chuyên gia sức khỏe khi trứng gà có những đặc điểm sau đây thì tốt nhất không nên ăn.

Trứng gà được coi là "siêu thực phẩm" vì chúng rất giàu dinh dưỡng, nhưng lại không gây tăng cân và ảnh hưởng đến đường huyết. Đặc biệt, trứng có chứa lecithin, nó giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện trí nhớ của con người, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tốt cho tim mạch và mạch máu não.

Nhưng thực phẩm dù tốt đến mấy cũng đều có những kiêng kỵ trong việc chế biến và bảo quản. Không phải lúc nào trứng gà cũng lành mạnh để tiêu thụ, theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng một số chuyên gia sức khỏe Trung Quốc, khi trứng gà có những đặc điểm sau đây thì tốt nhất không nên ăn.

1. Trứng có vỏ bị vỡ: Dễ bị nhiễm khuẩn


Khi vỏ trứng vỡ, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong và gây hại cho sức khỏe người ăn.

Theo CDC Hoa Kỳ, vỏ trứng gà có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong cho người ăn. Khi vỏ trứng vỡ, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong và gây hại cho sức khỏe người ăn. Do đó, các chuyên gia cho rằng trứng gà bị vỡ thì tốt nhất không nên tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh vì có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác. Thậm chí cũng không nên ăn mà nên loại bỏ ngay.

2. Trứng sống, trứng lòng đào: Tăng gánh nặng đường ruột, dễ gây ngộ độc


Rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng luộc lòng đào, trứng sống.

Mềm mại, béo ngậy là những gì chúng ta nghĩ đến khi ăn trứng sống, trứng lòng đào. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều loại trứng này vì cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng luộc lòng đào, trứng sống hơn trứng luộc chín hoàn toàn. Chất dinh dưỡng trong trứng luộc có thể đạt 98% khả năng hấp thụ, trong khi trứng lòng đào chỉ có thể hấp thụ 81%.

Theo CDC Hoa Kỳ: Ăn những quả trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể khiến chúng ta nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây nhiễm trùng, khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột, tăng gánh nặng đường ruột thậm chí gây ngộ độc thực phẩm hoặc đe dọa tính mạng.

3. Trứng để qua đêm: Gây hại đường tiêu hóa, gây tiêu chảy

Theo vị chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc tên là Trương Tân Ý: Mọi người không nên để trứng qua đêm, bởi có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli.... gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp nghiêm trọng.

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 90 độ F hoặc nóng hơn. Nhiều người có thói quen luộc trứng từ tối hôm trước nên lưu ý điều này để thay đổi.

4. Trứng đã rửa nhưng vẫn được bảo quản trong tủ lạnh: Nhiễm khuẩn

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cảnh báo rằng: Không nên rửa trứng trước khi bảo quản trong tủ lạnh, vì quá trình rửa sẽ làm lớp màng nhỏ bao bọc quả trứng bị mất đi, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn.

Một vài lưu ý quan trọng bạn cần biết khi tiêu thụ trứng gà

1. Bạn nên luộc trứng trong phần nước đủ ngập quả trứng. Sau khi nước sôi, cần luộc trứng thêm 8-10 phút để trứng chín kỹ. Không nên luộc trứng chín quá kỹ vì cách này sẽ làm giảm bớt dinh dưỡng trong trứng.

2. Cần phải ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C hoặc nóng hơn.

3. Chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ gây nên tình trạng mất chất dinh dưỡng.

4. Trứng tốt nhất nên kết hợp cùng đậu đen, ớt chuông, rau củ.

Cập nhật: 16/01/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video