Top 8 loại cây cảnh có thể giúp cân bằng độ ẩm trong nhà

Độ ẩm quá nhiều có thể khiến đồ đạc nhanh hỏng, dễ gây nhiều bệnh liên quan đến da và đường hô hấp. Vì thế, để cân bằng độ ẩm, bạn có thể trồng một số loại cây cảnh được gợi ý trong bài viết.

Ẩm ướt hay quá khô là một vấn đề phổ biến ở nhiều không gian. Độ ẩm quá nhiều không chỉ gây hư hại cho tường và trần nhà, nếu không được khắc phục sớm cùng với hệ thống thông gió tốt, nấm mốc sẽ khiến sức khỏe của mọi người trong gia đình nhanh chóng giảm sút. Tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt có thể gây ra bệnh nghẹt mũi, ngứa mắt, dị ứng da…

Hãy kiểm soát một cách tự nhiên độ ẩm để hạn chế tối đa nấm mốc có thể sinh ra. Một số loại cây trồng sẽ giúp hấp thụ tự nhiên độ ẩm dư thừa trong không khí mà bạn có thể tham khảo và trồng trong nhà.

1. Cây thường xuân

Cây thường xuân là loại cây leo thường trồng trong các chậu treo. Mọi người thường đặt cây leo lên tường hoặc treo trong các chậu để chúng có thể tạo môi trường tự nhiên trong nhà. Cây có chức năng hút ẩm, có thể đặt ở phòng khách hay nhà bếp. Chúng cũng có thể làm đẹp cho phòng khách khi treo ở cửa sổ.

2. Hoa lan Ý

Hoa lan Ý là loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ một số vùng của châu Mỹ. Tuy nhiên, loài cây xinh đẹp này không chịu được sương giá hay gió lùa. Vì vậy, cây thường được trồng trong nhà, có thể phát triển mạnh với nhiệt độ tương đối ổn định.

Bạn chỉ cần tưới nước khoảng một lần một tuần và hơn hết, cây không cần nhiều ánh sáng. Cây có thể đặt ở phòng tắm hay những khu vực ẩm ướt để giúp không gian khô thoáng nhờ cân bằng độ ẩm.

3. Cây nhện

Cây nhện có tên gọi khác là lục thảo trổ, cỏ mệnh môn, cây ruy băng. Cây được trồng trong nhà với mục đích hấp thụ độ ẩm và hút các chất độc, lọc không khí. Trong nhà, cây chỉ cần ánh sáng trung bình vì thế bạn có thể đặt cây trong bóng râm.

Nếu bạn đặt dưới ánh nắng trực tiếp, cây dễ dàng bị cháy. Cây có thể tích trữ nước trong hệ thống rễ dày nên bạn không cần tưới quá thường xuyên. Tuy nhiên vào mùa hè hoặc khi trời nóng, bạn cần tăng tần suất tưới nước.

4. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ là một trong những loại cây khá phổ biến trong nhà. Cây thường được trồng trong chậu treo. Cây phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Khi trồng trong nhà, cây sẽ nhanh chóng hút ẩm, lọc các chất hóa học từ không khí. Điều này có thể hữu ích nếu bạn muốn làm sạch không khí mà bạn hít thở tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên.

5. Cây bạc hà

Loại cây có mùi thơm đặc trưng này cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc hấp thụ độ ẩm trong nhà. Cây có khả năng phát triển trong môi trường ẩm ướt. Cây khá lý tưởng để trồng trong vườn, nhà bếp, phòng tắm hay bất kỳ nơi ẩm ướt nào. Nhìn chung, cây bạc hà chịu được điều kiện khí hậu và nước tưới khác nhau. Thậm chí, chúng có thể phát triển khi được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng.

6. Cây đuôi công

Cây có nguồn gốc từ Brazil và Peru, là loài thực vật sống trong rừng. Cây thích hợp trồng ở môi trường sống tự nhiên. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, chúng được chăm sóc đúng cách cũng có thể phát triển mạnh mẽ. Cây nên đặt ở phòng tắm để hút ẩm và phù hợp với điều kiện sinh trưởng.

7. Phong lan

Đây là một trong những loài cây có hoa đẹp. Ngôi nhà của bạn khi có sự hiện diện của phong lan cũng trở nên thoáng mát hơn. Chúng sẽ giúp giảm độ ẩm trong phòng. Rễ của chúng không nằm trong đất mà hấp thụ chất dinh dưỡng từ không khí xung quanh. Cây có thể đặt trong phòng tắm, vừa trang trí vừa hấp thụ độ ẩm một cách hiệu quả.

8. Thiết mộc lan

Thiết mộc lan có nguồn gốc từ Tây Phi. Loài cây thường có hoa với tông màu trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Khi cây được trồng trong chậu và đặt ở bất kỳ căn phòng nào, chúng sẽ có khả năng làm sạch, thanh lọc không khí một số hóa chất độc hại và hút ẩm hiệu quả. Màu xanh mát của cây, của lá cũng có thể tạo điểm nhấn đẹp mắt cho ngôi nhà của bạn.

Cập nhật: 15/02/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video