Trái đất cổ đại "biến hình", nền văn minh huyền bí có cơ hội ra đời

Cuộc nổi loạn từ thẳm sâu trong lòng Trái đất 30 triệu năm trước đóng vai trò quyết định trong việc văn minh Ai Cập cổ đại được khai sinh hàng chục triệu năm sau đó.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Roma Tre (Ý) và Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã giải mã được các bí ẩn xung quanh dòng sông đã chảy một cách "dường như không thể" trên đất châu Phi – chính là sông Nile, con sông dài nhất thế giới.

Trước đó, các phân tích địa hình khu vực cho thấy lẽ ra nó phải chảy về phía Đông, xuôi vào Biển Đỏ. Một số nhà địa chất khác tin rằng ban đầu nó phải chảy về phía Tây và hòa vào Đại Tây Dương trước khi một sự kiện bí ẩn nào đó đổi hướng dòng sông.


Sông Nile chảy qua lãnh thổ Uganda - (ảnh: ROD WADDINGTON).

Thế nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó đã chảy về phương Bắc từ khi ra đời. Một hoạt động kiến tạo mảng bất thường của Trái đất đã tạo ra dòng chảy đặc biệt đó và thay đổi lịch sử châu Phi mãi mãi. Cú "rùng mình" đó xảy ra từ 30 triệu năm về trước, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành các nền văn minh bên bờ sông Nile hàng chục triệu năm sau, mà nổi tiếng nhất là văn minh Ai Cập cổ đại.

Nghiên cứu bắt đầu từ phát hiện "vàng" về những tảng đá cổ xưa ở cao nguyên Ethiopia, có nguồn gốc núi lửa. Một điều bất ngờ là những tảng đá này cùng loại với những khối trầm tích được mang xuống sông từ thuở xa xưa và chôn vùi dưới đồng bằng sông Nile ngày nay, vốn rất xa đất Ethiopia. Từ những dữ liệu địa chất, họ đã tái hiện lại lịch sử địa chất 40 triệu năm của Trái đất bằng một mô hình.


Các nhà địa chất nghiên cứu các mẩu đá cổ đại dọc dòng Nile.

Từ mô hình này, họ xác định được sự xuất hiện của cái gọi là chùm manti, tức một khối đá nóng bỏng, khổng lồ từ sâu bên trong Trái đất có khả năng tạo ra thứ gọi là "băng chuyền magma" sâu bên dưới vỏ Trái đất. "Băng chuyền magma" này đã bất ngờ đẩy vùng đất gọi là Cao nguyên Ethiopia ngày nay lên cao so với khu vực xung quanh.


Băng chuyền magma" này đã bất ngờ đẩy vùng đất gọi là Cao nguyên Ethiopia ngày nay lên cao.

Cùng lúc đó, lớp vỏ Trái đất ở tận Ai Cập xa xôi đã nhẹ nhàng chìm xuống, tạo ra một độ dốc nhẹ về phương Bắc. Một điểm may mắn thứ 2 là sau cú nổi loạn tạo nên Cao nguyên Ethiopia, Trái đất quyết định giữ vùng đất đó nguyên trạng thái suốt hàng chục triệu năm. Từ cao nguyên này, dòng Nile được khai sinh với đoạn đầu gọi là "Blue Nile". Sau một cú uốn mình về phương Bắc, nó hợp với dòng White Nile và xuôi về phía Ai Cập.

Theo giáo sư địa chất học Claudio Faccenna (Đại học Roma Tre), riêng tuổi đời của sông Nile được hé lộ qua nghiên cứu này - 30 triệu năm – cũng đã là điều gây ngạc nhiên, bởi các dòng sông trên Trái đất vốn đổi thay nhanh hơn thế nhiều. Các tác giả hóm hỉnh rằng phát hiện mới này khiến sông Nile trở nên đáng tôn kính gấp 6 lần so với suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience.

Cập nhật: 14/11/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video