ISS là vật thể nhân tạo to lớn nhất trong vũ trụ. Nó to đến mức bạn có thể nhìn thấy nó trên trời mà không cần đến kính viễn vọng. ISS dài 109 mét, rộng 75 mét, tức là tương đương với một sân bóng đá. Trạm nặng 420 tấn, tương đương khoảng 280 chiếc ô tô con cộng lại.
Bên trong trạm có thể tích 932m3, trong đó 2/3 là chứa thiết bị và 1/3 còn lại để cho con người sinh hoạt.
ISS dài 109 mét, rộng 75 mét, tức là tương đương với một sân bóng đá.
Chừng đó không gian nghe có vẻ rộng cho 6 nhà du hành vũ trụ sống và làm việc nhưng thực ra thì vẫn rất chật chội, khó khăn.
Không gian sống bé tí tẹo
Phòng ngủ của mỗi nhà du hành chỉ là một buồng nhỏ (cabin) với một chiếc túi ngủ gắn liền vào vách của cabin để túi khỏi tuột và các nhà du hành không bị trôi trong không gian khi họ đang ngủ. Trong cabin còn có máy tính và chỗ để một vài vật dụng cá nhân khác.
Trên trạm còn có các phòng thí nghiệm để phi hành đoàn làm nghiên cứu. Mỗi cuộc thám hiểm có thể cần đến 2.400 nghiên cứu, điều tra, vì thế các phòng thí nghiệm lúc nào cũng bận rộn và các thành viện của phi hành đoàn luôn phải nhường nhau chỗ làm việc và chỗ để thiết bị.
Bên trong một phòng thí nghiệm trên ISS.
Được lắp đặt trong vũ trụ
Bạn có biết con người đã tốn 42 chuyến bay vào vũ trụ để lắp ráp được các phần chính của ISS không?
Bên ngoài trạm có 8 tấm pin mặt trời để cung cấp điện cho trạm. Tổng điện năng mà những tấm pin này cung cấp lên đến 90 KW, bằng khoảng gần ½ tiêu thụ điện của một hộ gia đình Việt Nam ở thành phố.
Trạm vũ trụ cũng có khả năng cho 6 con tàu vũ trụ khác kết nối vào nó cùng một lúc. Các con tàu này đưa người và hàng hóa từ các nước Nga, Nhật, Mỹ lên trạm.
Quan sát Trái Đất
Từ trên trạm quan sát ra ngoài vô cùng thú vị. Các nhà du hành thường quan sát không gian qua một ô cửa sổ đặc biệt, ô cửa sổ này chỉ đủ chỗ cho mỗi lần 1 nhà du hành quan sát và chụp ảnh Trái Đất.
ISS quay quanh Trái Đất 16 lần mỗi ngày. Bạn hãy hình dung mỗi ngày bạn được nhìn thấy mặt trời mọc 16 lần và lặn 16 lần mà xem, điều đó thật là tuyệt vời đúng không?