Trận đánh lớn nhất đời binh nghiệp của Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Ông đã biến những kẻ du mục trên thảo nguyên Mông Cổ thành người thống lĩnh thế giới.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn với 65 trận đánh, chinh phục được 31 triệu km2 đất đai, nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử.


Bản đồ thể hiện những cuộc chiến mà đích thân Thành Cát Tư Hãn tham gia. (Ảnh từ wikipedia.org).

Trong những trận đánh của Thành Cát Tư Hãn, trận lớn nhất chính là trận Dã Hồ Lĩnh. Trận đánh này giúp quân Mông Cổ đánh bại quân chủ lực nước Kim (một nước lớn ở phía bắc Trung Quốc, từng đánh bại Bắc Tống). Đây là bước ngoặt quan trọng giúp quân Mông Cổ mở đường tiến vào Nam Tống.

Xuất thân

Theo Nguyên sử, cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc chết khi ông mới chỉ 9 tuổi. Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn và hái lượm để kiếm ăn. Thậm chí, ông và người vợ trẻ còn bị bắt cóc, phải sống như nô lệ trước khi trốn thoát.

Bất chấp những khó khăn đó, ở tuổi đôi mươi, ông đã khẳng định được vị thế của mình. Chỉ từ năm 1206 đến 1209, Thành Cát Tư Hãn không những đã thống nhất được người Mông Cổ, mà còn thống nhất được hầu hết bộ lạc sinh sống ở miền Mạc Bắc.


Bia kỷ niệm Thành Cát Tư Hãn tại Hohhot (Hô Hòa Hạo Đặc), Nội Mông Cổ, Trung Quốc. (Ảnh từ wikipedia.org).

Quân Mông Cổ dù không đông, nhưng bằng tài cưỡi ngựa, bắn cung, chiến đấu dũng mãnh, lại có sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, đánh đâu thắng đấy, lập nên một đế quốc rộng lớn bậc nhất trong lịch sử.

Tiến đánh đại Kim

Theo nhiều nhà sử học, trận đánh lớn, kinh điển nhất trong cuộc đời binh nghiệp của vị Đại Hãn Mông Cổ chính là Dã Hổ Lĩnh. Đây là trận đánh giúp Thiết Mộc Chân chinh phục được nước Kim, đồng thời, mở toang cánh cửa để tiến quân vào nước Tống, tạo tiền đề để cháu ông là Hốt Tất Liệt thu phục hoàn toàn Trung Quốc sau này.

Sau khi hoàn tất việc thống nhất Mông Cổ, tham vọng tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn chính là bành trướng ra bên ngoài và nước Kim lúc bấy giờ là một vật cản. Chưa kể, trước đây, Đại Kim luôn thúc ép Mông Cổ, bắt họ phải cống nộp nặng nề. Do đó, tấn công đất nước của bộ tộc Nữ Chân này chính là mũi tên trúng 2 đích của ông.

Trận chiến lịch sử này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1211 tại Dã Hồ Lĩnh, gần phía tây bắc huyện Vạn Toàn, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Sau trận Dã Hồ Lĩnh, quân nhà Kim nhanh chóng suy yếu và tàn lụi.


Lăng của Thành Cát Tư Hãn tại Ordos (Ngạc Nhĩ Đa Tư), Nội Mông Cổ, Trung Quốc. (Ảnh từ wikipedia.org).

Để tạo ra nguyên cớ chiến tranh, năm 1210, Thành Cát Tư Hãn sỉ nhục Hoàng Nhan Vĩnh Tế bằng cách công khai nói rằng hoàng đế triều Kim hèn nhát và không đủ tư cách thiên tử: “Hoàng đế phải là người nhà trời như ta mới phải”.

Hoàng Nhan Vĩnh Tế biết tin vô cùng giận dữ và ra lệnh xử tử sứ giả người Mông Cổ. Căng thẳng giữa hai bên bắt đầu leo thang.

Trước đây nước Kim đã xây dựng một tuyến phòng ngự kiên cố dài đến 300 km để ngăn quân Mông Cổ. Nhiều học giả ví đây như là “Vạn Lý Trường Thành của nhà Kim”. Khi quân Mông Cổ tiến sang, quân sư của nước Kim là Độc Cát Tư Trung dẫn 75 vạn quân đến phòng tuyến này ngăn quân Mông Cổ.

Quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn vẫn tiến vào nước Kim. Đến tháng 6.1211, quân Mông Cổ vượt qua phòng tuyến Ô Sa Bảo, Độc Cát Tư Trung bị tử trận. Quân Mông Cổ nghỉ ngơi 1 tháng rồi tiến đến Dã Hồ Lĩnh.

Rút kinh nghiệm thua trận do dàn quân chia nhỏ để giữ các thành, quân nước Kim thay đổi chiến thuật tập trung quân đông lại để đối phó với quân Mông Cổ.

Trận Dã Hồ Lĩnh

Quân sư mới của nước Kim là Hoàn Nhan Thừa Dụ thống lĩnh quân nước Kim, lệnh cho dân ở Hằng Châu, Xương Châu, Phủ Châu di chuyển về Dã Hồ Lĩnh. Mục tiêu của ông ta là tận dụng địa hình núi non của Dã Hồ Lĩnh để ngăn bước kị binh Mông Cổ.

Quân Kim cũng tập trung 45 vạn quân chủ lực tại Dã Hồ Lĩnh, chia làm 2 cánh, cánh chính gồm 30 vạn quân trực tiếp đối mặt với quân Mông Cổ, cánh thứ 2 gồm 15 vạn quân sẵn sàng tiếp ứng.


Chân dung của Thành Cát Tư Hãn. Tranh vẽ trên lụa, lưu trữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc lập tại Đài Loan. (Ảnh từ wikipedia.org).

Quân Mông Cổ chỉ có 9 vạn quân, so với quân Kim thì ít hơn rất nhiều. Tấn công vào Dã Hồ Lĩnh là trận đánh lớn nhất tính đến thời điểm đó của quân Mông Cổ.

Lúc này viên tướng thiện chiến của Mông Cổ là Mộc Hoa Lê liền hiến kế rằng trước tiên cần dùng quân cảm tử tấn công sâu vào trung quân đối phương, khiến quân Kim rối loạn. Sau đó các cánh quân khác mới chia đường tấn công.

Thành Cát Tư Hãn liền sai Mộc Hoa Lê dẫn đội quân Bát Lỗ Doanh tấn công vào trung quân. Dã Hồ Lĩnh núi non hiểm trở khiến quân Mông Cổ không sao phát huy được sức mạnh kỵ binh, nhiều nơi phải dắt bộ ngựa. Tuy nhiên quân Mông Cổ vẫn tiến đánh thẳng vào khu trại chính của Hoàn Nhan Thừa Dụ, khiến quân Kim hoảng loạn. Lúc này quân Mông Công mới chia các cánh tấn công thẳng vào.

Trước khí thế của quân Mông Cổ, quân Kim đại bại, 15 vạn quân thuộc cánh thứ 2 đến tiếp ứng nhưng trước tình thế quân Kim hoảng loạn thì cánh quân này cũng bỏ chạy.

Quân Kim đại bại, tướng Hoàn Nhan Cửu Cân cùng 30 vạn quân bị tử trận, xác quân Kim trải dài hàng trăm dặm.

Quân Kim tập trung toàn bộ quân chủ lực, cũng như quân tinh nhuệ cho trận đánh này, vì thế khi mất đi đội quân chủ lực, nước Kim không còn đủ sức đương đầu với Mông Cổ. Các trận đánh sau này quân Kim dễ dàng bị đánh bại, nước Kim rơi vào tay Mông Cổ.

Cập nhật: 08/07/2024 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video