Trẻ bị lắc có nguy cơ mắc bệnh chấn thương sọ não!

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số trẻ bị chấn thương sọ não, khoảng 33% trẻ bị tổn thương do hội chứng lắc. Trong đó có tới 8% trẻ bị tử vong, số còn lại bị ảnh hưởng di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời.

Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội vừa tiếp nhận một cháu bé 3 tuổi với những dấu hiệu thần kinh như: co giật, hoảng loạn, chân tay yếu. Sau khi chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện có hình ảnh xuất huyết não. Theo các bác sĩ, hiện tượng này có thể do những tác động của việc chơi đùa, tung đỡ trẻ nhiều lần. Khi nhập viện, dù đã được phẫu thuật, bệnh nhi vẫn phải gánh chịu những di chứng tàn phế não suốt đời.

Có thể gây tử vong đột ngột

Thận trọng khi cho trẻ chơi những trò xoay chuyển mạnh. (Ảnh: NLĐ)

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0- 6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, đầu có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu đầu trẻ va chạm mạnh vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Khi đó, trẻ bị dừng lại đột ngột bởi một va chạm mạnh, hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ.

Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, cho biết chảy máu não là tổn thương hay gặp nhất, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hộp sọ. Khoảng 1/3 trường hợp máu chảy với số lượng nhiều gây phù não và thiếu ôxy não, gây tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép các trung tâm thần kinh, biểu hiện lâm sàng thường rất nặng với diễn biến cấp tính. Trẻ có các triệu chứng như kích thích, nôn, co giật, li bì hoặc hôn mê, yếu hoặc liệt chi, rối loạn nhịp thở, thóp phồng, đầu to, đồng tử dãn, thậm chí gây tử vong đột ngột.

Khoảng 2/3 trường hợp máu chảy với số lượng ít, hoặc chảy từ từ nên não trẻ có thời gian thích nghi, trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc biểu hiện mơ hồ với một vài triệu chứng không đặc hiệu như ăn kém, chậm phát triển cân nặng, chậm phát triển tâm thần và vận động, mất khả năng học và nói, liệt, thị lực giảm hoặc mất, động kinh...

Khó chẩn đoán bệnh

Phát hiện tổn thương não do hội chứng lắc gây ra là rất khó, bởi phần lớn những chấn thương của bệnh nhân thường không rõ ràng. Bác sĩ Lê Thanh Hải khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 - 6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.

Các bậc cha mẹ cũng không nên có những động tác làm thay đổi tư thế trẻ nhanh và đột ngột như: trẻ đang nằm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống. Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu, hoặc có những hành động bạo hành khác.

Theo NLĐ, Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video