Theo hướng dẫn của các nhà tâm lý học thì trẻ dưới 2 tuổi không nên xem tivi, còn trẻ lớn hơn thì không quá 1 đến 2 giờ/ngày.
(Ảnh: BBC) |
Ích lợi của việc xem TV:
- TV mở rộng chân trời trí thức, đưa trẻ đến với âm nhạc, những ý tưởng, đất nước và dân tộc của nhiều nơi trên thế giới.
- Giúp trẻ nhỏ kỹ năng nhận thức vế hình dáng, màu sắc sự vật, cũng như kỹ năng đếm số và nhận mù chữ. Ngoài ra, nó còn góp phần gợi mở để tìm hiểu thêm kiến thức từ sách vở.
- Những câu chuyện truyền hình có thể giúp đưa ra một số phương cách hữu hiệu để diễn đạt tình cảm và giải quyết các xung đột. Chúng còn gia tăng sức mạnh những giá trị xã hội tích cực, chẳng hạn như lòng nhân ái, cách cư xử đúng, vị tha.
- TV cung cấp cho trẻ em những thuận lợi về mặt xã hội, đặc biệt là ở trường học.
Hạn chế của việc xem TV:
- TV lấy đi của trẻ những khoảng thời gian dài, mà chúng cần có để tự khám phá thế giới và sự vật xung quanh.
- Nó vắt khô năng lực tự nhiên của trẻ.
- Nó góp phần gây nên chứng béo phì như vừa mút kem, ăn bánh kẹo vừa xem TV.
- Trẻ em bị phơi ra trước rừng thông tin quảng cáo mà chúng chưa thể nhận thức được giá trị vì sự thật đến đâu của những quảng cáo này.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ:
- Đặt ra những giới hạn nghiêm khắc về thời lượng trẻ được phép xem TV mỗi ngày. Vui chơi, đọc sách, nghe nhạc, thể thao, thú giải trí tiêu khiển, sinh hoạt ngoài trời, thủ công mỹ nghệ, giao tiếp xã hội là tất cả những điều trẻ phải được giáo dục toàn diện.
- Hãy là những người lớn gương mẫu. Hãy để cho con cái thấy bạn nghiên cứu, đọc sách, nghe nhạc, tham gia vào những hoạt động mà không cần đến TV.
- Không ăn uống vặt, không dọn bữa chính trước màn hình TV.
- Lựa chọn những chương trình thích hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ em.
- Băng video có thuận lợi là có thể xem trong những khoảng thời gian thích hợp với mọi người, cha mẹ có thể chủ động ở bên cạnh con, khuyến khích sự bàn thảo và nâng cao tầm hiểu biết của trẻ.
- Tránh mở TV suốt ngày. Tắt TV ngay khi hết chương trình.
- Không để TV trong phòng ngủ của trẻ.