Triết gia Hy Lạp cổ đại bị tử hình vì quá hiểu về Mặt trăng

Triết gia Hy Lạp Anaxagoras là một trong những vật nổi tiếng lịch sử. Tên của ông được đặt cho miệng núi lửa ở gần cực Bắc của Mặt trăng.

Sống cách đây khoảng 2.500 năm, triết gia Anaxagoras dành nhiều thời gian và tâm huyết để quan sát, nghiên cứu bí ẩn của vũ trụ và thiên văn học. Trong số những vấn đề mà Anaxagoras quan tâm đó là Mặt trăng. Ông quan sát Mặt trăng trong một thời gian dài và đưa ra một số nhận định.


Triết gia Anaxagoras cho rằng, Mặt trăng là một khối đá chứ không phải vị thần quyền lực.

Theo Anaxagoras, Mặt trăng không có quá nhiều khác biệt so với Trái đất. Ông tin rằng, Mặt trăng là một khối đá chứ không phải vị thần quyền lực mà người dân Hy Lạp thời đó tin tưởng.

Thậm chí, Anaxagoras còn tin rằng trên bề mặt Mặt trăng còn có những ngọn núi. Triết gia Anaxagoras nhận định Mặt trăng sáng vào ban đêm là do được Mặt trời phản xạ ánh sáng.

Anaxagoras còn lý giải hiện tượng Mặt trăng thỉnh thoảng "tối đen như mực" là do Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất xếp thẳng hàng. Khi ấy, Mặt trăng nằm sau bóng Trái đất và được biết đến là hiện tượng nguyệt thực. Triết gia Anaxagoras đề cập đến việc Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất thẳng hàng, trong đó Mặt trăng ở giữa thì bầu trời sẽ tối vào ban ngày. Khoa học ngày nay gọi là hiện tượng nhật thực.

Với những quan điểm đi ngược với tôn giáo và nhận định của giới chức trách Hy Lạp cổ đại thời bấy giờ về Mặt trăng và các vấn đề khác, Anaxagoras bị bắt, đưa ra xét xử và kết tội tử hình.

Cập nhật: 04/10/2024 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video