Trung Quốc có bề dày "copy" vũ khí như thế nào?

Quân đội Trung Quốc được cho rằng đã copy rất nhiều thứ từ Mỹ, Nga và các nước khác.

Nhiều ý kiến cho rằng "copy là một phần quan trọng của sự phát triển", và mọi người đều copy lẫn nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp vũ khí Trung Quốc lập luận này không thuyết phục được người phương Tây. Thử nhìn vào bất kỳ máy bay, xe tăng, súng… của Anh, Nga, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ… chúng không giống nhau. Như Sukhoi T-50 của Nga trông chả liên quan gì đến F-22 hay F-35 của Mỹ; súng Galil của Israel khác M-16. Chắc chắn tất cả chúng đều hoạt động giống nhau và sử dụng các nguyên tắc cơ bản nhưng chúng đều có các chức năng, ngoại hình và yêu cầu thiết kế khác nhau. Chỉ có súng, máy bay, động cơ… của Trung Quốc là giống hệt của Mỹ, Nga và các quốc gia khác.

Dưới đây là khẩu súng M-16 của Mỹ.


M-16

Nó được thiết kế và thử nghiệm lần đầu tiên năm 1959, đưa vào sử dụng năm 1964. M-16 nặng khoảng 3,1 kg, được làm bằng chất liệu thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi, tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng xoay. Súng sử dụng đạn cỡ 5,56 ly, vận tốc mũi khoảng 960 m/s, tốc độ bắn 950 viên mỗi phút.


Norinco CQ

Còn đây là Norinco CQ của Trung Quốc. Nó "được thiết kế" lần đầu tiên năm 1978, và được quân đội Trung Quốc đưa vào sử dụng năm 1981. Nó sử dụng đạn cỡ 5,56 ly, vận tốc mũi khoảng 970 m/s, tốc độ bắn 925 viên mỗi phút.

Dưới đây là động cơ phản lực F-101 của General Electric.


General Electric F-101 

Nó có lực đẩy cơ bản 27.500 lbf, tối đa lên đến 30.800 lbf. Động cơ được thử nghiệm cuối những năm 1960 và triển khai thực tế vào đầu những năm 1970.


Shenyang WS-10B

Còn đây là động cơ Trung Quốc Shenyang WS-10B. Nó được thử nghiệm lần đầu tiên những năm 1980 và đưa vào sử dụng đầu những năm 1990. Lực đẩy cơ bản của nó là khoảng 27.000 lbf, tối đa lên đến 31.000 lbf. Phía Mỹ cho rằng WS-10 là phiên bản thiết kế ngược của động cơ F-101. Vấn đề là nó đã tái sử dụng hơn 80% các bộ phận từ F-101.

Nếu bạn vẫn chưa thấy sự giống nhau ở trên có sức thuyết phục thì sự tình cờ giống nhau giữa vũ khí Trung Quốc và Mỹ bắt đầu trở nên kỳ quặc hơn. Ở đây chúng ta có máy bay không người lái MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất - phiên bản nâng cấp của máy bay không người lái MQ-1 Predator.


MQ-9 Reaper

MQ-9 bay lần đầu tiên vào năm 2001 và được đưa vào sử dụng năm 2007 để thay thế cho người anh em MQ-1 đã bay lần đầu tiên vào năm 1994.


Wing Long II

Và chúng ta có hàng Trung Quốc Pterodactyl 1 hay có tên là Wing Long II. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2009 và được biên chế vào không quân Trung Quốc năm 2011.

Một sự trùng hợp tình cờ khác là chiếc C-17 Globemaster III do Mỹ sản xuất. Nó được bay lần đầu tiên vào năm 1991 và biên chế cho Không lực Hoa Kỳ từ năm 1995.


C-17 Globemaster III


Y-20 

Và đây là máy bay Y-20 của Trung Quốc. Nó được bay lần đầu tiên năm 2013, biên chế cho Không quân Trung Quốc năm 2016.

Trung Quốc gần đây thậm chí không cần che giấu gì việc họ sao chép vũ khí của nước khác. Dưới đây là chiến đấu cơ mới F-35 Lightning II của Mỹ. Nó được bay lần đầu năm 2006 và được triển khai cho Hải quân Mỹ năm 2015. Nếu tính đến thiết kế gốc của nó – X-35, thì nó đã được bay từ năm 2000 chứ không phải năm 2006. F-35 chỉ là thiết kế cuối cùng.


 F-35 Lightning II 


J-31

Còn đây là chiến đấu cơ Trung Quốc sản xuất J-31. Chuyến bay đầu tiên của nó vào năm 2012 và chưa được triển khai cho đến nay. Nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ biên chế cho quân đội năm 2022.

Dưới đây là mẫu máy bay Lavi của Israel. Nó được thiết kế và bay lần đầu năm 1986, tuy nhiên Israel cho rằng dự án này quá đắt đỏ và cuối cùng đã hủy dự án vào một năm sau đó.


Lavi


J-10

Nhưng dự án Lavi chỉ chết ở Israel kể từ đó, còn ở Trung Quốc dường như nó đã sống lại dưới cái tên khác: J-10. Máy bay do Trung Quốc chế tạo lần đầu tiên bay năm 1998 và được triển khai cho quân đội năm 2006.

Trên đây chỉ là một số trong số khoảng gần 50 ví dụ cho thấy sự trùng hợp tình cờ về ý tưởng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong ngành công nghiệp quốc phòng. Thật nực cười khi Trung Quốc tuyên bố họ sở hữu công nghệ tốt nhất. Nếu Trung Quốc thực sự có công nghệ tốt nhất thì tại sao những vũ khí tối tân do họ làm ra lại như sao chép ý tưởng của người khác?

Cập nhật: 22/07/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video