Trung Quốc đào tạo phi hành gia nước ngoài cho trạm Thiên Cung

Sau quá trình tuyển chọn, các ứng viên nước ngoài sẽ đến Trung Quốc để được đào tạo chuyên sâu về cách sống và làm việc trên trạm vũ trụ.

Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu việc đào tạo phi hành gia nước ngoài cho những chuyến bay tới trạm vũ trụ Thiên Cung, AP hôm 28/2 đưa tin. Nhiều nước đã đưa ra đề nghị về các chuyến bay đến trạm Thiên Cung, Chen Shanguang, phó giám đốc kế hoạch Chương trình không gian có người lái của Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài CCTV hôm 25/2.


Phi hành gia Trung Quốc Fei Junlong tiến hành các hoạt động ngoài không gian trên trạm vũ trụ Thiên Cung ngày 9/2/2023. (Ảnh: Liu Fang/Xinhua/AP).

"Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu lựa chọn ứng viên từ những nước này cho các chuyến bay chung tới trạm vũ trụ của chúng tôi. Họ có thể làm việc với phi hành gia của chúng tôi để thực hiện các nhiệm vụ khoa học trong không gian", Chen cho biết.

Các ứng viên sẽ trải qua quá trình tuyển chọn sơ bộ trước khi được đưa đến Trung Quốc để đào tạo chuyên sâu về cách vận hành tàu Thần Châu, cách sống và làm việc trên trạm vũ trụ. "Chúng tôi cũng hy vọng các ứng viên nước ngoài có thể nắm được một số kiến thức về văn hóa Trung Quốc vì họ sẽ ở trên trạm vũ trụ của Trung Quốc", Chen nói thêm.

Chen không nói liệu ứng viên có phải biết tiếng Trung hay không. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác hy vọng tiếng Trung sẽ là ngôn ngữ làm việc trên trạm Thiên Cung.

Trung Quốc phát triển trạm vũ trụ riêng sau khi bị loại khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). NASA bị cấm hợp tác với nước này trong hầu hết các trường hợp, theo luật Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và quốc gia khác trong các dự án không gian.

Trung Quốc hoàn thành cấu trúc chính hình chữ T của trạm Thiên Cung vào tháng 11 năm ngoái, gồm module lõi Thiên Hòa, hai module phòng thí nghiệm Mộng Thiên và Vấn Thiên. Trạm nặng khoảng 66 tấn, chỉ bằng một phần nhỏ so với trạm ISS 465 tấn.

Thiên Cung có thể chứa tối đa 6 phi hành gia, dù thường xuyên chỉ có 3 người trên trạm cho mỗi nhiệm vụ kéo dài khoảng 6 tháng. Với tuổi thọ 10 - 15 năm, đây có thể sẽ là trạm vũ trụ duy nhất còn hoạt động trong tương lai, nếu ISS "nghỉ hưu" vào cuối thập kỷ này như dự kiến.

Cập nhật: 01/03/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video