Trung Quốc lập kỷ lục quốc gia: Tàu vũ trụ lần đầu tiên đi vào "điểm hoàn hảo" giữa Mặt Trời và Trái Đất

Tàu thăm dò Mặt Trăng Chang'e-5 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc thực hiện được điều này.


Vị trí điểm L1 giữa Mặt Trời và Trái Đất. Trước đó, tàu vũ trụ của Mỹ cũng đạt được vị trí này. Ảnh: NASA.

Tàu vũ trụ được xác định ở trên quỹ đạo giữa Mặt Trời - Trái Đất (L1) lúc 1:29 chiều, ngày 15 tháng 3 dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của phi hành đoàn mặt đất từ Trung tâm Kiểm soát Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (BACC).

Tàu Chang'e-5 ở trong điều kiện hoạt động bình thường, hiện cách Trái Đất 936.700 km. Nó sẽ vẫn tiếp tục chạy trong quỹ đạo, với chu kỳ khoảng sáu tháng.

Điểm L1 nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất, tại điểm này, lực hấp dẫn gần như bằng nhau ở tất cả các hướng. Do đó, tàu vũ trụ dễ dàng duy trì trạng thái hoạt động tương đối ổn định và tốn ít nhiên liệu hơn.

Đây cũng là một vị trí tốt để đặt đài quan sát Mặt Trời vì nó sẽ không bị Trái Đất hoặc Mặt Trăng cản trở, chính vì vậy chúng ta có thể quan sát liên tục Mặt Trời.

Tàu quỹ đạo bước vào giai đoạn dài hạn vào ngày ngày 21 tháng 12 năm 2020. Nó thực hiện hai lần diễn tập vào quỹ đạo và hai lần chỉnh sửa giữa chừng dưới sự quan sát chặt chẽ của BACC trước khi đến điểm L1.

BACC cũng cho biết thêm rằng họ sẽ thực hiện quản lý và kiểm tra định kỳ thêm cho tàu quỹ đạo để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các sứ mệnh thám hiểm không gian tiếp theo.

Các tàu vũ trụ khác như Chang'e-3, Chang'e-4 và tàu thăm dò sao hỏa Tianwen-1 đều được quan sát hàng ngày và hiện đang ở trong trạng thái tốt, hoạt động bình thường.

Cập nhật: 20/03/2021 Theo Soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video