Va chạm proton đầu tiên trong máy gia tốc hạt lớn

Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ngày 23/11 cho biết đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong máy gia tốc hạt lớn (LHC).

Tổng Giám đốc CERN Rollf Hoier tuyên bố đây là một bước tiến lớn trong một thời gian ngắn.

Một nhà khoa học của CERN thì cho rằng đây có thể là sự khởi đầu một kỷ nguyên kỳ diệu của ngành vật lý và phát minh sau 20 năm nỗ lực của cộng đồng quốc tế chế tạo các thiết bị chưa từng có về độ phức tạp và tính năng.

Máy gia tốc hạt lớn đã được khởi động trở lại vào ngày 20/11 vừa qua sau hơn 1 năm sửa chữa một sự cố khiến máy bị hư hỏng nặng.

Hiện các chùm proton đang di chuyển trong LHC - một đường hầm dài 27km, nằm ở độ sâu 100m dưới mặt đất tại khu vực biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ, với tốc độ ánh sáng (300.000 km/s).

Sự di chuyển của các chùm proton được duy trì bởi hàng nghìn thanh nam châm siêu dẫn.

Dự kiến, tới tháng 1 hoặc tháng 2/2010, năng lượng của những chùm proton sẽ lên tới 7 teraelectrovolt (Tev).

Khi đó các nhà khoa học sẽ bắt đầu các thí nghiệm, trong đó có thể tái tạo những điều kiện từng tồn tại cách đây khoảng 13 tỷ năm, sau thời điểm xảy ra Vụ nổ lớn (Big Bang) chừng 1-2 phần nghìn tỷ giây, vụ nổ được cho là đã tạo ra Vũ trụ./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video