Vật thể Halloween bất ngờ mất "trái tim" trước mắt người Trái đất

Một vật thể cổ đại dự kiến sẽ sáng đến mức dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường vào dịp Halloween có thể đang gặp cái chết tàn khốc.

Theo Science Alert, một vật thể mới được phát hiện mang tên C/2024 S1 từng được dự đoán sẽ có màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp vào dịp Halloween năm nay.

Tuy nhiên, các dữ liệu mới nhất cho thấy "trái tim" của nó dường như đã biến mất.


Vật thể cổ đại C/2024 S1 có thể đã bị tan rã hạt nhân trước khi kịp cho người Trái đất thấy khoảnh khắc đẹp nhất dịp Halloween - (Minh họa AI: Anh Thư).

C/2024 S1 là một sao chổi Kreutz sungrazer hiếm có, dự kiến sẽ đạt điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) vào ngày 28-10.

Sao chổi Kreutz sungrazer là một nhóm vật thể được cho là các mảnh còn lại của của một sao chổi lớn hơn, đã hàng tỉ năm tuổi và xuất hiện vào năm 1106.

Gia tộc sao chổi này bao gồm Ikeya-Seki năm 1965, sáng gần bằng trăng tròn trên bầu trời.

Đối với C/2024 S1, nó từng được dự báo sẽ trở thành một quả cầu ánh sáng rực rỡ trên bầu trời Trái đất nhờ sự thăng hoa trong giai đoạn cận nhật.

Nhưng sự cố đột ngột đã xảy ra: Hình ảnh chụp vật thể trong tháng 10 cho thấy nó sáng lên với hoạt động bùng nổ trước khi mờ đi, với hạt nhân dường như biến mất.

Sự kiện này cũng để lại một vệt bụi và khí, được các nhà thiên văn suy đoán là một đám mây mảnh vỡ sao chổi.

Điều này có chút đáng thất vọng, nhưng không hoàn toàn bất ngờ, vì đây không phải lần đầu người Trái đất chứng kiến một sao chổi tan vỡ ngay trước mắt.

Năm 2020, sao chổi C/2019 Y4 từng vỡ tan thành từng mảnh khi đến gần Mặt Trời dưới sự theo dõi của kính viễn vọng không gian Hubble.

Với C/2024 S1, có những dấu hiệu bất ổn trước đó, bao gồm một lần bùng nổ với nhiều bụi và khí đột ngột thoát ra, khiến nó sáng lên đáng kể trong vài ngày.

Những hình ảnh được chụp vào ngày 20 và 22-10 bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Martin Mašek người Czech cũng cho thấy rằng vào một số thời điểm, hạt nhân sao chổi dường như đã biến mất khỏi tầm nhìn.


Các hình ảnh cho thấy sao chổi đã đột ngột mờ đi vài ngày trước - (Ảnh: Martin Mašek).

Một mảnh lớn của hạt nhân có thể sống sót sau quá trình phân rã và tiếp tục hành trình, trong khi đuôi có thể vẫn nhìn thấy được ngay cả khi hạt nhân sao chổi phân rã, nên không có gì lạ nếu bạn vẫn thấy nó - chỉ là mờ hơn.

Hiện tại, C/2024 S1 có thể được nhìn thấy bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ ở Nam bán cầu.

Sau điểm cận nhật, nếu còn một phần "trái tim" của nó sống sót, nó sẽ có thể nhìn thấy được ở Bắc bán cầu.

Ngược lại, nếu hạt nhân này tan rã hoàn toàn khi tiến gần Mặt trời, chúng ta vẫn có thể thấy chiếc đuôi cong dài của nó một cách mờ ảo, nhưng không có phần đầu sao chổi sáng rực như mong đợi.

Cập nhật: 26/10/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video