Một hiện tượng chưa từng thấy đã xảy ra trên bầu trời, hậu quả là một vật thể lạ trong tình trạng xác sống đang bay khắp Milky Way với tốc độ khoảng 900.000km/giờ.
Theo phân tích ban đầu của các nhà thiên văn từ Đại học Warwick (Anh), đó là một ngôi sao lùn trắng bất thường, dường như chỉ chết một nửa và việc nó lao nhanh khắp thiên hà Milky Way chứa Trái đất là một điều không thể tin nổi.
Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của Kính viễn vọng Hubble để tìm hiểu bầu khí quyển, và phát hiện ra sao lùn trắng này có thành phần khí quyển bất thường. Sao lùn trắng thường có bầu khí quyển hầu như toàn bằng hydro hoặc heli, thỉnh thoảng có dấu vết hiếm hoi, mờ nhạt của carbon hoặc oxy từ lõi. Bởi nó là một ngôi sao đã chết, các nguyên tố khác đã rời bỏ. Nhưng ngôi sao đặc biệt này có rất nhiêu carbon, natri và nhôm trong bầu khí quyển!
Hình ảnh mô tả vụ đào tẩu ngoạn mục của vật thể lạ - (ảnh đồ họa từ Mark Garlick)
Các nguyên tố đặc biệt của vật thể lạ này chính là thứ được tạo ra trong các phản ứng nhiệt hạch để khởi động một siêu tân tinh – cú bùng nổ cuối đời của một ngôi sao. Tuy nhiên sự thiếu vắng của các nguyên tố sắt, niken, chrom và mangan cho thấy siêu tân tinh đó chưa hề hiện hữu.
Các bằng chứng trên dẫn đến từ một vụ đào thoát ngoạn mục: vật thể lạ lùng này là thành viên của một cặp sao nhị phân đã đi về phía cuối đời, bùng nổ thành siêu tân tinh. Nhưng một trong 2 đã trốn thoát, bắn ra khỏi siêu tân tinh của ngôi sao kia và, và có thể là "siêu tân tinh một phần" của chính nó, sống sót để rồi lao tự do trong không gian của các vì sao.
Theo giáo sư Boris Gaensicke từ Khoa Vật lý của Đại học Warwick, thành viên nhóm nghiên cứu, ngôi sao này còn đặc biệt độc đáo bởi khối lượng chỉ 40% so với Mặt trời, một khối lượng nhỏ so với các sao lùn trắng khác. Đặc điểm này càng củng cố giả thuyết đào thoát từ siêu tân tinh một phần: cái chết một nửa, một vụ nổ mới xảy ra một nửa đã tước đi bớt khối lượng của nó nhưng không đủ giết nó.
Cú bắn của siêu tân tinh như một ná cao su cực mạnh, khiến ngôi sao bật nhanh khỏi quỷ đạo và không biết đến bao giờ mới có thể dừng lại.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Royal Astronomical Society.