Vẻ đẹp các loài gà của Việt Nam

Gà ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ, gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít.


Gà lôi trắng Lophura nycthemera. Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Các nhà khoa học và nông dân đã gặp chúng ở độ cao 500 - 1000 m, thậm chí trên các đỉnh núi cao 1200 - 1800m. Chúng kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)


Gà rừng Gallus gallus. Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ hơn chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày là sáng sớm và xế chiều. Buổi tối chúng tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Chúng thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang. (Ảnh: Tăng a Pẩu)


Gà lôi hông tía Lophura diardi. Chim đực trưởng thành mào dài 70 - 90mm, thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn.Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)


Gà lôi tía Tragopan temminckii. Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Thường chỉ gặp loài này ở Lào Cai, trên độ cao 2000 - 3000m. Chúng là loài đặc hữu Việt Nam và được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Dick Daniels)


Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một đặc điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía bắc Playku và phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)


Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi. Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)

Cập nhật: 29/10/2024 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video