Vì sao 1 năng lực từ giun dẹp có thể cứu sống 2 triệu người mỗi năm?

Giun dẹp là các động vật không xương sống đối xứng hai bên và cơ thể dẹp. Các đại diện dễ thấy nhất là sán lông, sán lá và sán dây.

Hiện tượng xuất huyết không kiểm soát khiến con người mất một lượng máu lớn, điều này đồng nghĩa việc nạn nhân chỉ có vài phút giữa ranh giới của sự sống và cái chết.

Mặc dù vết thương có thể được nén chặt để ngăn máu chảy, nhưng điều này không thể áp dụng một số vị trí trên cơ thể ví dụ như ở vùng thân.

Ngoài ra việc sử dụng các loại băng gạc y tế để bịt kín một vết thương chảy quá nhiều máu rõ ràng cũng là vấn đề lớn.

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Canada đã thiết kế một băng gạc sinh học lấy cảm hứng từ khả năng bám dính của các loài giun dẹp. Họ đã gọi nó là LIMB (tạm dịch: Chất kết dính sinh học có cấu trúc vi mô truyền lỏng).


Khác với các loại sán, giun dẹp biển thường có kích thước lớn. (Ảnh: Africageographic.com).

Các loại giun dẹp có thể sống ký sinh, trong nước hay môi trường đất ẩm. Trong nước biển, chúng sống bám vào các bề mặt bị bám bẩn sinh học bằng chất kết dính có đặc điểm cấu trúc vi mô và chất lỏng thẩm thấu.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng của LIMB trên lợn và chuột. Kết quả đo tính theo lượng máu bị xuất huyết cho thấy LIMB đã làm tốt hơn mọi công nghệ cầm máu hiện có.

Một hạn chế là mặc dù phương pháp này rất hiệu quả nhưng do máu là một phần của hỗn hợp các sợi fibrin (tơ máu) giúp bịt kín vết thương - LIMB tạo ra một chất màu đỏ giống như thạch trông khá phản cảm.

Mặc dù công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng nó mở ra hy vọng cứu sống một phần trong tổng số lên tới 2 triệu người chết do xuất huyết không kiểm soát hàng năm trên quy mô toàn thế giới.


LIMB có thể thay thế các loại băng gạc hiện có trong các trường hợp đặc biệt. (Ảnh: Thinkstock).

Tác giả chính của nghiên cứu thuộc Đại học McGill, ông Guangyu Bao cho biết: “Nó (LIMB) giúp quá trình băng bó trở nên nhanh chóng và không gây nên áp lực - phù hợp cho các tình huống xuất huyết không thể nén được và thường đe dọa tính mạng.

Khi được bôi lên điểm xuất huyết, chất kết dính mới sử dụng lực hút để hút máu, làm sạch bề mặt để kết dính và liên kết với mô để tạo ra một lớp niêm phong vật lý”.

Ngoài việc cầm máu, công nghệ này được kỳ vọng sẽ thay thế chỉ phẫu thuật hoặc trở thành một thành phần của các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên việc đưa công nghệ này ra thương mại cần nhiều thời gian nữa do phải trải qua các quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Cập nhật: 18/10/2022 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video