Vì sao băng lại trơn?

Lý do để giải thích cho câu hỏi tại sao băng lại trơn hiện nay vẫn là một bí ẩn, bởi băng không phải lúc nào cũng theo một quy luật nhất định.

Chúng ta vẫn biết rằng nó là nước dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ thấp chuyển sang dạng rắn, nhưng những chất rắn khác lại không trơn như vậy, ví dụ magma khi nguội sẽ chuyển thành đá và hiển nhiên đá không hề trơn.

Hơn nữa băng không phải trơn do lạnh, bởi chúng ta có thể đi trên bề mặt bê-tông đóng băng mà không hề bị trượt. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao nước khi chuyển sang thể rắn lại bị trơn?


Băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn.

Theo HowStuffWorks, các nhà khoa học hiểu rằng băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn. Đó thực chất có thể là do bề mặt băng đã nhanh chóng chuyển về thể lỏng, như vậy phải chăng bạn trượt ngã trên nền băng cũng giống như trượt ngã khi đi trên sàn nhà mới lau. Vậy tại sao lại có nước trên bề mặt mà nó không đóng băng như phần phía dưới?

Một số chuyên gia cho rằng, chất lỏng mà làm cho băng bị trơn được tạo thành từ áp lực tan chảy, nghĩa là khi chúng ta dẫm lên băng, áp lực mà chân chúng ta tạo ra làm cho bề mặt băng tan ra. Tuy nhiên, trên thực tế con người cũng không đủ nặng để có thể làm băng tan ra chỉ bằng cách dẫm lên nó vì thế áp lực tan chảy không phải là cách để lý giải.

Một giả thuyết khác cho rằng, băng trơn là do có lực ma sát tạo ra từ hai vật rắn cọ xát với nhau. Khi lưỡi trượt băng cọ xát với băng, ma sát sẽ làm nóng băng và làm tan chảy một lớp băng mỏng phía trên.

Một giả thuyết nữa lại cho rằng, lý do là ở bản chất của băng. Các nhà khoa học phát hiện thấy, nước không hoàn toàn đóng băng như chúng ta vẫn tưởng. Mặc dù mắt thường không thể nhìn thấy nhưng thực chất khối băng được bọc xung quanh bởi một lớp chất lỏng rất mỏng và không ổn định. Các phân tử di chuyển trên lớp này không có cấu trúc hexagon (6 cạnh đều) như ở bên trong khối băng. Vì thế chính lớp chất lỏng này là nguyên nhân khiến băng bị trơn.

Hiện tượng trơn trượt có thể được lý giải bởi 1 hoặc cả 2 giả thuyết trên, nhưng có lẽ vẫn không làm chúng ta cảm thấy khá hơn khi bị trượt ngã.

Cập nhật: 01/12/2016 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video