Vì sao bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ đứng vững trong động đất 7,8 độ richter?

Hoá ra một số bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đứng vững trong trận động đất 7,8 độ richter là nhờ vào công nghệ đặc biệt này.

Đó là Earthquake Protection Systems (EPS), bộ cách ly địa chấn của công ty Mỹ, được lắp đặt ở dưới các công trình lớn. Công dụng của nó là hấp thụ chấn động giúp các công trình có thể đứng vững trong động đất.

Công ty EPS tại đảo Mare, California, đã tiến hành chế tạo các vòng bi lớn gọi là bộ cách ly địa chấn để giúp giảm thiểu về thiệt hại khi xảy ra động đất. Theo đó, về cơ bản, các cấu trúc khổng lồ như toà nhà, cầu và nhà máy sẽ được đặt trên các tấm dịch chuyển nhằm giúp hấp thụ chấn động của các động đất lớn.

Theo ông Victor Zayas, người sáng lập công ty EPS, cho biết EPS đã đưa các bộ cách ly địa chấn của mình đến khắp nơi trên thế giới từ năm 1987 và tiến hành lắp đặt vài nghìn bộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Trận động đất mạnh 7,8 độ richter khiến nhiều toà nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ bị phá huỷ. (Ảnh: Getty Images).

Cụ thể, các hệ thống này được đặt tại một bệnh viện lớn tại Adana, Thổ Nhĩ Kỳ và vẫn hoạt động 100% sau hai trận động đất mạnh 7,8 độ richter và 7,5 độ richter xảy ra vào ngày 6/2 ở gần khu vực biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tính đến sáng 14/2, theo Reuters, thảm hoạ động đất đã khiến hơn 37.000 người thiệt mạng và phá huỷ hàng nghìn toà nhà tại hai quốc gia này.

Ông Zayas cho biết: "Toàn bộ khu vực đã bị tàn phá. Bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện lớn nhất ở trong vùng".

Sau thảm hoạ động đất vào đầu tuần trước, nhiều toà nhà trong khu vực đã bị hư hại, ngoại trừ những toà nhà được trang bị bộ cách ly địa chấn. Báo cáo của EPS chỉ ra rằng, có ít nhất 9 bệnh viện ở trong khu vực không có bộ cách ly địa chấn đã bị sập, vào hơn 30 bệnh viện dù đứng vững nhưng không thể hoạt động.


Ông Victor Zayas, người sáng lập công ty EPS. (Ảnh: Ray Saint Germain/Bay City News).

Mục tiêu của công ty EPS cũng như nhà sáng lập Zayas là không chỉ giữ cho các toà nhà có thể đứng vững khi xảy ra động đất mà còn giúp chúng tiếp tục hoạt động, đặc biệt là các công trình như bệnh viện.

Trên thực tế, các toà nhà được bảo vệ bằng EPS tại Thổ Nhĩ Kỳ cao từ 12 tầng trở lên. Ông Zayas cho biết, bệnh viện được trang bị EPS có thể lập tức chăm sóc cho hơn 3.000 bệnh nhân sau thảm hoạ động đất.

Trong những năm qua, các hệ thống đặc biệt này đã giúp bảo vệ ít nhất 18 công trình trên khắp thế giới khỏi động đất, từ Nam Mỹ cho đến New Zealand.

Nhà máy của EPS tại đảo Mare có thiết bị mô phỏng động đất, được dùng để tiến hành thử nghiệm các sản phẩm của Zayas. Thử nghiệm đầu tiên cho các sản phẩm của Zayas ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào năm 2020, khi đó thành phố Elazig với 3 bệnh viện được trang bị bộ cách ly địa chấn hứng chịu trận động đất mạnh 6,7 độ richter. Cụ thể, trong khi 87 toà nhà cao tầng bị sập thì các bệnh viện này vẫn đứng vững và hoạt động bình thường.

Công nghệ tìm đường giúp lực lượng cứu hộ sau thảm hoạ động đất

Hai trận động đất liên tiếp xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria không những khiến hàng nghìn người thiệt mạng, làm gián đoạn mạng lưới giao thông của đất nước mà còn phá huỷ nhiều toà nhà, đường sá. Điều này khiến một số tuyến đường không thể đi qua, gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn.

Tuy nhiên, giờ đây, các nhân viên cứu hộ đã có công cụ kỹ thuật để tìm ra những con đường mới xuyên qua các đống đổ nát.

Thứ nhất là drone (máy bay không người lái). Theo đó, drone có thể lập tức cung cấp cho người trên mặt đất hình ảnh từ trên cao theo địa điểm thực về địa điểm xảy ra động đất, từ đó giúp nhân viên cứu hộ có thể xác định con đường hay dễ dàng nhất để xuyên qua chướng ngại vật. Đồng thời drone này cũng báo cho họ biết về những đường nào không thể đi qua.

Ngoài ra, các hình ảnh từ drone cũng có thể được sử dụng để giúp lực lượng cứu hộ xác định các khu vực chưa được tìm kiếm, hay thậm chí giúp phát hiện dấu hiệu của sự sống trong các đống đổ nát.

Mặt khác, drone có thể được triển khai để đánh giá mức độ toàn vẹn cấu trúc của toà nhà giúp lực lượng cứu hộ xem liệu có thể tiếp tục công việc một cách an toàn hay không.


Các vệ tinh giúp lực lượng cứu hộ nhanh chóng tìm ra con đường an toàn để giải cứu các nạn nhân sau trận động đất. (Ảnh: WSJ)

Thứ hai là các vệ tinh Copernicus. Chương trình Copernicus được coi là đôi mắt của Liên minh châu Âu (EU) trên Trái Đất, để theo dõi những yếu tố như lũ lụt, dòng dung nham, cháy rừng và động đất. Bên cạnh các cảm biến riêng, nhóm vệ tinh này còn thu thập hình ảnh vệ tinh với độ phân giải cao từ các công ty như Airbus, Maxa, Planet Labs, sau đó kết hợp chúng với dữ liệu rồi phân tích để lập bản đồ mới của một khu vực chỉ trong chưa đầy 2 ngày.

Cụ thể, chỉ vài giờ sau khi động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Hội chữ thập đỏ đã kích hoạt Dịch vụ Bản đồ Khẩn cấp của EU và Copernicus bắt đầu phân tích hình ảnh vệ tinh của những khu vực chịu ảnh hưởng. Nhờ sự kết hợp giữa các thuật toán và phân tích của con người, nhóm vệ tinh đã xác định được những con đường bị phá huỷ và những toà nhà đổ sập. Những thông tin này được cập nhật thường xuyên, cung cấp cho nhân viên cứu hộ về bản đồ mới của môi trường xung quanh.

Cập nhật: 16/02/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video