Vì sao bị bệnh “tê tê, say say”?

Vừa đi khảo sát tại Lạc Sơn (Hòa Bình) về, PGS-TS Nguyễn Khắc Hải (ảnh) - viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường - cho biết:

PGS-TS Nguyễn Khắc Hải (Ảnh: TTO)

- Trong ngày 16-10, chúng tôi đã tới địa điểm có 52 người mắc bệnh tại huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) lấy mẫu nước ăn, nước hồ nuôi cá, mẫu trầm tích trong hồ, mẫu máu và nước tiểu của bệnh nhân. Qua thăm khám kỹ cho chín người mắc bệnh, chúng tôi thấy giống biểu hiện bệnh của những người mắc bệnh tương tự tại Kim Bôi (Hòa Bình) mà nguyên nhân gây bệnh đã được kết luận.

* Như vậy, nguyên nhân gây bệnh là gì, thưa ông?

- Tại Kim Bôi, nguyên nhân đã được xác định là nhiễm độc thủy ngân mãn tính vì trong tóc, nước tiểu bệnh nhân, trong thực phẩm (cá, ốc...) có hàm lượng thủy ngân rất cao. Tại Lạc Sơn, hiện chúng tôi mới thăm khám và tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng, chưa có kết quả xét nghiệm bệnh phẩm nhưng cho rằng biểu hiện lâm sàng là rất giống nhau, đều là choáng váng, mệt mỏi đến rũ ra, biểu hiện như người say rượu, có người ngất xỉu và thậm chí tử vong rất nhanh.

Người dân quanh vùng rất lo lắng vì có trường hợp cả nhà bị bệnh, nhưng chúng tôi đã khẳng định đây là bệnh không lây. Hiện phương án điều trị chính thức của Bộ Y tế là sử dụng vitamin B1 liều cao, với bệnh nhân quá mệt mỏi kết hợp cho truyền dịch. Tuy nhiên liên quan đến bệnh tật ở cộng đồng dân cư quanh vùng có mỏ khai khoáng, chúng tôi đã đề xuất nên cấp thêm cho người dân thuốc chống độc. Ở Kim Bôi đã cấp thuốc giải độc bên cạnh vitamin B1 và kết quả đã không thấy xuất hiện “tê tê, say say” trở lại.

* Thưa ông, “tê tê, say say” xuất hiện ở vùng có mỏ khai khoáng là mỏ gì? Ngoài bệnh này, dân vùng mỏ còn có nguy cơ mắc bệnh nào?

- “Tê tê, say say” thường xuất hiện ở những vùng có bãi đào vàng vì những người đào vàng đã dùng thủy ngân để chiết tách vàng. Trong gần ba năm từ 2002-2004 chúng tôi đã nghiên cứu ở cộng đồng dân cư các vùng mỏ phía Bắc, kết quả cho thấy vùng có mỏ chì, mỏ mangan thì cộng đồng ở đó thâm nhiễm hoặc nhiễm độc chì, mangan.

Ở vùng có mỏ than, tuy than không độc nhưng nồng độ bụi quá cao khiến tỉ lệ người bị viêm phế quản mãn cao hơn vùng bình thường. Đặc biệt ở vùng có mỏ chì, chúng tôi kiểm tra chỉ số IQ ở trên 100 trẻ em và thấy chỉ số này ở các em thấp hơn các vùng khác, vì chì ảnh hưởng đến chỉ số thông minh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì rất nhiều, nhưng có mấy nguyên nhân chính như: quản lý vùng mỏ chưa tốt, vận chuyển chất thải, vật liệu bừa bãi và chế tài chưa nghiêm khắc.

L.ANH thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video