Vì sao chúng ta lại phải tiêm vaccine?

Theo các chuyên gia thì tiêm vaccine là một biện pháp bảo vệ sức khỏe rất quan trọng đối với bản thân và cả cộng đồng.

Vaccine là một phát minh vĩ đại trong lịch sử y học, góp phần cứu sống hơn 2 triệu sinh mạng mỗi ngày. Trong suốt 2 thế kỷ qua, vaccine đã đẩy lùi dịch thủy đậu, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và ngăn chặn một số lượng không thể đo đếm những khuyết tật ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra như bại liệt do sốt.

Quan trọng là thế, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi rằng mũi vaccine mình tiêm thực sự hoạt động như thế nào không?

Lịch sử oanh liệt của vaccine

Từ trước 1798, mỗi năm có hàng trăm nghìn người đã phải bỏ mạng vì bệnh đậu mùa. Thế rồi nhà khoa học Anh - Edward Jenner bỗng nhận ra rằng những người nông dân vắt sữa bò từng nhiễm bệnh đậu mùa ở bò (một dạng ít nguy hiểm hơn của loại bệnh này), sẽ không bị nhiễm bệnh ở người nữa.

Sau đó, ông đã dùng những tác nhân gây bệnh ở bò để tạo ra kháng thể chống lại căn bệnh chết người này. Đây chính là sự ra đời của vaccine đầu tiên trên thế giới.


Edward Jenner – người đã tạo ra vaccine đầu tiên trên thế giới.

Tiếp theo vào năm 1885, vaccine ngừa dại của Louis Pasteur đã mở ra một cuộc cách mạng y học chưa từng có. Các thành tựu về vaccine lần lượt ra đời, đẩy lùi những căn bệnh tưởng chừng có thể nuốt chửng con người như bạch hầu, uốn ván, bệnh than, dịch tả, dịch hạch và lao.

Từ những năm 30 của thế kỉ trước, nhờ sự phát triển của sinh học phân tử và vi sinh, các nhà khoa học đã cải tiến phương pháp điều chế, tạo ra ngày càng nhiều loại vaccine chống lại các bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, như sởi, quai bị và rubella.

Họ vẫn đang học hỏi và nghiên cứu hàng ngày để tạo ra được những thành tựu mới, tất cả vì mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Vì sao các chuyên gia đều khuyên phải tiêm vaccine?

Vaccine, theo định nghĩa của WHO, là "một chế phẩm sinh học giúp tăng tính miễn dịch đối với một số loại bệnh nhất định".

Một vaccine thường chứa những tác nhân giống như vi sinh vật gây bệnh, nhưng ở dạng yếu hơn. Tác nhân này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để ghi nhớ và tạo ra kháng thể, qua đó giúp chống lại tất cả những tác nhân tương tự mà chúng ta bắt gặp sau này.


Tác nhân gây bệnh đã suy yếu trong vaccine được tiêm vào cơ thể.

Nói cách khác, vaccine có thể khiến cho cơ thể nhớ được thứ gì cần tiêu diệt, nhưng không gây hại như những mầm bệnh tự nhiên.

Nó giống như một bài tập cho hệ miễn dịch, để chúng có thể ghi nhớ và tạo đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn vào lần sau, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.


Đáp ứng của hệ miễn dịch.


Các tế bào "trí nhớ" sẽ giúp cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

Trả lời cho câu hỏi "vì sao ai cũng khuyên phải tiêm vaccine", câu trả lời là "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Tiêm vaccine giúp cơ thể tạo ra kháng thể trước, thay vì còng lưng chữa khi bệnh gõ cửa mà chưa chắc đã thành công. Ngoài ra, vaccine còn có một chức năng cực kì quan trọng, đó chính là tạo nên "miễn dịch cộng đồng."

Nếu như có đủ số người được tiêm phòng trước một loại bệnh tật nhất định (thường rơi vào khoảng 83 – 85% cộng đồng), bệnh đó sẽ rất khó để lây truyền và sẽ từ từ bị xóa sạch.


Miễn dịch cộng đồng giúp xóa bỏ dịch bệnh.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng vaccine không phải là tuyệt đối. Vẫn có một phần trăm nhỏ những người dù đã tiêm nhưng vẫn có thể mắc bệnh (thường là 1% - 2 %).

Ngoài ra, một số trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe cũng không được tiêm. Ví dụ như cơ thể đang mắc bệnh, sốt cao, bị dị ứng thuốc... Những yếu tố này cần đặc biệt chú ý với trẻ sơ sinh.

Cập nhật: 06/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video