Vì sao chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn?

Động tác ngồi xổm thực sự có thể giúp cải thiện sức khỏe của nhiều nhóm cơ ít vận động, đồng thời tránh những nguy cơ sức khỏe khác do ngồi quá lâu ở một chỗ, nhất là với dân văn phòng.

Chúng ta có thể đã từng nghe đến thông tin "ngồi quá lâu cũng là một dạng hút thuốc", tức là ngồi lâu cũng gây hại không kém việc hút một điếu thuốc. Đây chắc chắn là một tuyên bố đáng lo ngại khi nhiều người trong chúng ta đang ngồi nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt là dân văn phòng có thể ngồi trung bình khoảng 10 tiếng/ngày.

Ngồi quá nhiều liên quan đến các vấn đề sức khỏe, từ căng cơ đến tổn thương cột sống, chưa kể thời gian ít vận động kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe bất kể bạn có hoạt động thể chất nhiều đến đâu. Nhưng có một giải pháp đơn giản hơn, không quá cầu kỳ mà bạn có thể áp dụng để giải tỏa vấn đề ngồi quá lâu một chỗ, đó là ngồi xổm.


Để giải tỏa vấn đề ngồi quá lâu một chỗ, bạn có thể áp dụng phương pháp ngồi xổm.

Bác sĩ trị liệu, y tá kiêm sáng lập gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe Seven Senses Integrative Medicine & Holistic Coaching ở New York, Erica Matluck cho biết: "Đối với cơ thể con người, việc dành quá nhiều thời gian ở bất kỳ vị trí nào đều phải trả giá. Ở phương Tây ngày nay, chúng ta ngồi rất nhiều, vì vậy sẽ tốt hơn nếu chúng ta chịu khó ngồi xổm nhiều hơn một chút".

Sherman Oaks, huấn luyện viên cá nhân và huấn luyện viên thể dục nhóm ở Californa (Mỹ), Jessica Gilbert đồng ý với quan điểm trên. Bà cho biết: "Chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn vì nhiều lý do. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi cơ mông không hoạt động. Cơ mông bị nhức mỏi có thể gây ra chứng đau thắt lưng, đau đầu gối, thay đổi tư thế và ảnh hưởng đến việc tập luyện hàng ngày của bạn".

Oaks cho rằng, ngồi xổm khoảng 30 giây vài lần mỗi ngày thực sự có thể tăng cường các nhóm cơ không hoạt động này.

Tại sao phải ngồi xổm?

Trước tiên bạn có thể muốn hỏi tại sao chúng ta lại không ngồi xổm chứ? Ngồi xổm rõ ràng không phải là tư thế điển hình của đa số người phương Tây nhưng đây rõ ràng là tư thế ngồi điển hình ở nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phi, đặc biệt là những nơi vẫn duy trì các dạng nhà vệ sinh ngồi xổm. Tất nhiên chúng ta cũng có thể ngồi xổm khi thực hiện các động tác thể dục và khi làm các công việc đặc thù.

Động tác squat siêu thấp bạn thường thấy ở các bài tập gym là một dạng luyện tập cơ mông khá hiệu quả và có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi.


Động tác squat - một động tác luyện tập cơ mông khá hiệu quả.

Gilbert cho biết: "Bài tập squat trong tập gym và squat truyền thống ở các quốc gia nhìn chung đều khá giống nhau nhưng độ sâu, phạm vi chuyển động và cách ứng dụng thì khác nhau. Cả hai bài tập squat dạng này đều có lợi vì nếu bạn đang ngồi xổm khi nâng tạ trong phòng gym, bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt sức mạnh của cơ mông thay đổi như thế nào và nếu bạn có đang thực hiện nó hàng ngày, bạn sẽ ít phải tập luyện cường độ cao để bù lại".

Matluck chia sẻ: "Việc sinh con và sử dụng nhà vệ sinh trong tư thế ngồi xổm ngày càng phổ biến hơn nhiều. Chúng ta càng ít ngồi xổm, các cơ chi phối việc ngồi xổm sẽ ngày càng yếu. Sở dĩ việc có nhiều bài tập thể dục và yoga ngồi xổm đều có lý do chính đáng của nó. Ngồi xổm giúp tăng sức mạnh và sự ổn định của chân, giúp máu lưu thông, làm ấm cơ thể và cải thiện sự săn chắc của các bó cơ mà không gây áp lực quá lớn lên khớp".

Học viên y tá kiêm huấn luyện viên sức khỏe ở New York, Victoria Albina cho biết: "Tất cả chúng ta chắc chắn nên ngồi xổm để đi vệ sinh. Khi chúng ta ở tư thế ngồi xổm hoàn toàn, đó là tư thế tự nhiên và phù hợp nhất cho ruột già của chúng ta. Khi thời của nữ hoàng Victoria đưa ra khái niệm nhà vệ sinh kiểu ngai vàng, đó là một bước lùi lớn đối với sức khỏe đường ruột".


Nhà vệ sinh ngồi xổm.

Nhưng ngoài công dụng chính khi đi vệ sinh, ngồi xổm có rất nhiều lợi ích mà nhiều người đang bỏ lỡ.

Albina cho hay: "Tôi nghĩ khi chúng ta ngồi xổm mọi lúc để làm mọi thứ, chúng ta đang tập trung trọng tâm và lưng của mình, đồng thời tập trung vào một loạt các cơ mà nhiều người đã vô tình lãng quên nó. Chúng ta đang bị đau lưng nhiều hơn bao giờ hết. Tôi không nghĩ đó là mối tương quan 1-1 nhưng chúng ta chắc chắn đang ngồi nhiều hơn và ít di chuyển hơn".

Cách squat an toàn và hiệu quả

Mặc dù bạn nên tập squat thường xuyên hơn nhưng cũng cần nhớ rằng không phải tất cả các bài squat đều đem tới các tác dụng giống nhau.

Matluck cho biết: "Ngồi xổm nhanh nếu không cẩn thận có thể dễ dẫn đến chấn thương ở lưng. Vì vậy điều quan trọng là phải vận động các vùng cơ chính và giữ cho lưng thẳng. Khi bắt đầu tập squat đều đặn như một thói quen hàng ngày, bạn hãy bắt đầu với các động tác chậm rãi từ 1 đến 3 phút và sau đó tập với tốc độ nhanh hơn và thời gian dài hơn".

Cho dù bạn đang ép bản thân squat nhiều hơn để tăng cường sức khỏe tổng thể, khả năng vận động hay bạn đang thực sự muốn cải thiện cơ bắp ở một số khu vực, Gilbert có một số mẹo nhỏ để bạn tham khảo. Cụ thể, bạn sẽ phải dồn hết trọng lực của cơ thể xuống gót chân, giữ ngực và vai thẳng khi tập squat.


Ngồi xổm nhanh nếu không cẩn thận có thể dễ dẫn đến chấn thương ở lưng.

Gilbert nhấn mạnh: "Trong lúc squat và khi ở tư thế đứng, hãy luôn siết cơ mông lại. Nếu bạn siết cơ mông nghiêng về phía trước hoặc phía sau trong lúc squat, bạn có nguy cơ lớn gặp chấn thương. Vì vậy nếu bạn mới tập hoặc chỉ đơn giản muốn cải thiện kỹ năng squat, tôi khuyên bạn nên tìm một chiếc ghế dài và thực hành kỹ thuật ngồi và đứng sao chính xác nhất".

Làm việc văn phòng cả ngày và không có thời gian để tập squat. Đó không phải là cái cớ để bạn thoái thác việc thực hành các bài tập squat đơn giản, dễ tập. Gilbert khẳng định, bạn hãy thử từ 15 đến 20 lần ngay trên chính ghế ngồi của mình bằng các động tác căn bản như ngồi xuống và đứng lên.

Cập nhật: 19/01/2021 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video