Vì sao Đế chế Khmer cổ buộc phải dời đô để rồi sụp đổ?

Biểu tượng của đế chế Khmer là kinh đô Angkor tráng lệ, một huyền thoại của Đông Nam Á. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào Angkor cũng là kinh đô của đế quốc này. Trước đó, thủ đô của đế chế là Koh Ker, nhưng chỉ trong vỏn vẹn 16 năm từ 928 - 944 đã bị sụp đổ, buộc họ phải di dời về Ankor huyền thoại.


Biểu tượng của đế chế Khmer là kinh đô Angkor tráng lệ.

Vấn đề nằm ở chỗ chẳng ai rõ lý do tại sao câu chuyện ấy lại xảy ra. Nhưng nay thì khác rồi. Theo một nghiên cứu mới đây có sử dụng công nghệ quét radar lòng đất, các nhà khảo cổ học cuối cùng đã hé lộ được nguyên nhân khiến kinh đô Koh Ker một thời của người Khmer sụp đổ: có thể là vì không có được một hồ chứa nước ngầm đủ lớn.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH Flinders (Úc) đã tìm thấy những cấu trúc ngầm bên dưới nền kinh đô Koh Ker, trong đó có những đường dẫn nước nối dài hàng kilomet từ sông Stun Rongea. Dựa trên các tính toán, hồ chứa nước ở đây có vẻ đã không đủ dung tích cần thiết, dẫn đến tình trạng ngập lụt xảy ra hết sức thường xuyên.

Đó thực sự là tin không vui đối với vua Jayavarman IV đang trị vì khi đó. Ngài đã buộc phải đưa đế chế quay trở lại Angkor, nơi cũng đã từng là kinh đô của đế chế trước khi di dời về Koh Ker. Ở Angkor, đường nước được thiết kế khá chuẩn và hoạt động không có vấn đề gì.

"Thời điểm này, tập trung vào các dự án dân dụng như xây đền, cải tạo đô thị và phát triển hệ thống nước là ưu tiên trọng tâm của các nhà vua Khmer" - Ian Moffat, nhà khảo cổ học tại ĐH Flinders chia sẻ.


Hồ nước ở Koh Ker không đủ dung tích cần thiết, dẫn đến tình trạng ngập lụt xảy ra hết sức thường xuyên.

Vua Jayavarman IV cũng vậy, đã làm tất cả để có một hệ thống nước phát triển cho Koh Ker. Mà thực tế, hệ thống quản lý nước ở đây cũng là lớn nhất trong lịch sử đế chế, dù hoạt động không thực sự hiệu quả. Ước tính, có ít nhất 10.000 người tham gia vào việc xây dựng nó.

Chỉ tiếc là dựa trên các khảo sát thì có vẻ như hệ thống này đã cho thấy những bất ổn ngay trong mùa mưa đầu tiên.

Được biết, quản lý nước là một vấn đề quan trọng đối với một đế chế chú trọng vào nông nghiệp như Khmer, do thời tiết gió mùa và nguồn cung nước vốn rất khó dự đoán trong năm.

"Cũng không quá khó hiểu khi sự sụp đổ của hệ thống nước to lớn và đầy tham vọng tại Koh Ker đã làm uy tín của nơi này giảm xuống, từ đó khiến họ ra quyết định dời lại kinh đô về Angkor" - Moffat chia sẻ.

Việc dời đô về Angkor là một nước đi hợp lý. Khi ấy, nơi đây đã là mái nhà của hơn nửa triệu người, và điều quan trọng là hệ thống nước hoạt động tốt hơn rất nhiều so với Koh Ker. Dù vậy, kinh đô Angkor sau này cũng không thể duy trì được khả năng dẫn nước. Các chuyên gia cho rằng lý do nằm ở quá trình biến đổi khí hậu tự nhiên, khiến chu kỳ lũ lụt và hạn hán kéo dài hơn và sau cùng gây ra sự sụp đổ của cả đế chế.


Những cấu trúc được phát hiện bên dưới kinh đô Koh Ker.

Ở thời điểm hiện tại, các nhà sử học vẫn chưa nắm được quá nhiều thông tin về Koh Ker. Chỉ biết rằng nó nằm trên một sườn đồi thoai thoải, nằm cách Angkor khoảng 90km về phía Đông Bắc. Dù vậy với nghiên cứu lần này, các bí mật của đế chế Khmer đang dần lộ ra. Đầu tháng 10 vừa qua, một thành phố bị chôn vùi khác của đế chế cũng đã được phát hiện sau hàng chục năm tìm kiếm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geoarchaeology.

Quần thể tháp bí ẩn bị chôn vùi bên dưới đền Angkor Wat Đô thị tràn lan có thể đã làm diệt vong Angkor Wat.

Cập nhật: 30/12/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video