Vì sao đo thân nhiệt không thể sàng lọc người mắc Covid-19?

Những biện pháp phòng, chống dịch nếu không được thực hiện đúng có thể khiến Covid-19 lây lan nhanh hơn.

Trên thế giới, dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn phức tạp. Tại Mỹ, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã vượt mốc 5 triệu.

Bên cạnh việc không thực hiện các biện pháp y tế, nhiều chuyên gia cảnh báo phòng dịch sai cách cũng tạo tâm lý chủ quan, dễ lây lan bệnh trong cộng đồng.

Việc kiểm tra thân nhiệt là biện pháp nhiều nơi áp dụng để sàng lọc người có tình trạng sức khỏe bất thường. Tuy nhiên, cách này không thể phát hiện người mắc Covid-19.

Thống kê của CDC Mỹ vào đầu tháng 7 cho thấy, 40% người mắc Covid-19 không có triệu chứng. Trong hướng dẫn chính thức của WHO về bệnh viêm phổi mới do SARS-CoV-2 gây nên, Tổ chức Y tế thế giới cho biết có tới 80% trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng cụ thể.

Điều đó có nghĩa họ sẽ không biểu hiện ho, sốt hay khó thở - các dấu hiệu điển hình ở người nhiễm SARS-CoV-2. Nhóm này vẫn có khả năng lây truyền bệnh sang cho người lành.


Sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách đo thân nhiệt không phải là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa Covid-19. (Ảnh: Y Kiện).

Khi dịch mới bùng phát tại Trung Quốc, vào tháng 2, WHO đã ban hành tài liệu khuyến cáo kiểm tra nhiệt độ với khách xuất, nhập cảnh không phải là biện pháp sàng lọc và ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan. Bởi những người đang trong thời gian ủ bệnh vẫn có thể lây lan virus.

Mặt khác, nếu gặp triệu chứng sốt, một số người có thể qua cửa đo thân nhiệt dễ dàng bằng cách uống thuốc như trường hợp của nam sinh người Hàn Quốc vào tháng 4. Yonhap đưa tin người này trở về từ Mỹ, vượt qua cửa an ninh sân bay nhờ cách sử dụng thuốc hạ sốt để trốn kiểm tra virus SARS-CoV-2.

TS Jerome Adams, Tổng y sĩ Mỹ, khuyến cáo người dân có thể tăng nguy cơ mắc Covid-19 nếu sử dụng khẩu trang sai cách. CNN dẫn lời ông Adams cho hay nhiều người có thói quen chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang, không che kín mũi, miệng. Cách sử dụng này khiến virus dễ bám và xâm nhập vào cơ thể.


Một người đàn ông Ấn Độ sử dụng khẩu trang vàng và cho rằng nó có thể phòng ngừa Covid-19. (Ảnh: The Bangkok Post).

Đưa khẩu trang xuống cằm cũng là sai lầm. Điều này khiến virus vẫn có khả năng phát tán ra môi trường. Không những vậy, nó tạo cơ hội cho vi khuẩn từ cổ, cằm theo khẩu trang tấn công niêm mạc mũi, chui vào cơ thể.

Cách đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác:

  • Không đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín mũi, miệng.
  • Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.
  • Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.
  • Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai.

Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng một lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khẩu trang vải cần giặt hàng ngày bằng xà phòng trước khi tái sử dụng.

Cập nhật: 11/08/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video