Vì sao đôi khi chúng ta bị mất giọng khi vừa ngủ dậy?

Vì sao ngay sau khi la hét bạn vẫn có thể nói được nhưng sau đó có thể bị mất giọng trong khoảng nửa ngày? Nếu bạn có một ngày nói to và la hét nhiều, sáng hôm sau thức dậy bạn có thể bị mất giọng.

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về giọng nói, rồi sẽ xem điều gì xảy ra sau khi la hét.

Giọng nói phát ra bằng cách nào?

Khi một người nói, hát, quát to hoặc la hét, các âm thanh phát ra do các dây thanh rung rất nhanh.

Dây thanh là hai nếp gấp nhỏ của cơ trong thanh quản, thanh quản nằm ở phía trước cổ của bạn. Dây thanh tạo ra âm thanh do chúng rung nhiều lần trong một giây.


Hãy cảm nhận dây thanh rung khi bạn phát ra âm thanh.

Hãy thử đặt ngón tay lên giữa cổ và nói “aaa”, bạn sẽ cảm nhận được dây thanh rung lên. Nếu bạn nói “aaa” liên tục rồi thay đổi cao độ lên, xuống, bạn sẽ thấy thanh quản đi lên và đi xuống.

Dây thanh làm việc vất vả

Khi bạn phát ra âm thanh, dây thanh mở ra và đóng lại nhiều lần trong một giây (chuyển động ra xa nhau và lại gần nhau) để cho luồng không khí rung lên. Chuyển động đóng mở dây thanh giống như bạn áp hai lòng bàn tay vào nhau sau đo tách hay bàn tay ra nhưng các ngón tay vẫn chạm vào nhau. Mỗi lần đóng và mở là một lần rung.


Dây thanh: mở và đóng.

Dây thanh của một người trưởng thành mở và đóng khoảng 120 lần mỗi giây khi phát ra âm “aaa”. Dây thanh của trẻ em mở và đóng nhiều lần hơn mỗi giây so với người lớn. Dây thanh của trẻ em cũng nhỏ hơn của người lớn. Đó là lý do vì sao giọng của trẻ em cao hơn.

Ví dụ một cậu bé 11 tuổi sẽ có dây thanh mở và đóng khoảng 237 lần/ giây khi nói âm “aaa”, tức là nếu cậu bé này phát ra âm “aaa” trong vòng 1 phút thì dây thanh sẽ rung 14.220 lần, còn trong vòng 1 giờ thì sẽ là 853.200 lần rung!

Bây giờ hãy hình dung bình thường chúng ta nói như thế nào và bạn có thể thấy dây thanh của bạn mỗi ngày rung hàng nghìn lần.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói to hoặc la hét?

Khi bạn la hét, bạn làm cho dây thanh va đập mạnh vào nhau khi rung. Hãy tưởng tượng bạn vỗ mạnh hay bàn tay vào nhau nhiều lần, tay sẽ đỏ, đau rát và sưng. Điều tương tự cũng xảy ra với dây thanh khi bạn quát to hoặc la hét. Dây thanh không thể rung bình thường được nữa nếu chúng bị sưng, vì thế âm thanh bạn phát ra sẽ không giống lúc bình thường. Đôi khi dây thanh vẫn bị sưng và đau nhiều giờ sau khi la hét.

Đó là lý do vì sao bạn vẫn có thể nói được ngay sau khi la hét nhưng ngày hôm sau có thể bị khản giọng hoặc mất tiếng.

Nếu vậy thì phải làm gì?

Nếu bạn thức dậy và bị mất giọng thì cách tốt nhất là hãy chăm sóc nhẹ nhàng cho thanh quản, nói ít và nói nhỏ (nhưng không nói thầm, vì nói thầm càng đẩy các dây thanh xít vào nhau) và uống thật nhiều nước.


Độ tuổi ảnh hưởng đến giọng nói.

Khi cần nói gì với ai, hãy đến gần người đó để nói được nhỏ chứ đừng ở xa và cố nói to. Nói từ xa và nói khi có âm thanh khác chen vào khiến bạn bạn phải nói to lên mà có khi không nhận ra là mình đang bắt thanh quản làm việc quá sức.

Nói nhỏ, nói ít và uống nhiều nước, rồi giọng nói của bạn sẽ trở lại bình thường. Nếu sau vài ngày bạn vẫn không khỏi, hãy đến gặp bác sĩ để xem bạn có bị vấn đề gì cần chữa trị không.

Cập nhật: 22/04/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video