Vì sao khi ếch biến mất, chúng ta dễ bị ốm?

Sự mất mát của động vật lưỡng cư trong môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Kể từ khi đại dịch toàn cầu bắt đầu vào năm 2020, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn rằng sức khỏe của loài người chúng ta luôn gắn bó mật thiết với các loài động vật khác.

Tuy nhiên, trong khi chúng ta quá tập trung vào các loài chim và động vật có vú, thì việc bỏ qua những sinh vật lưỡng cư, như ếch nhái, cóc... lại có thể là một thiếu sót nghiêm trọng.

Vì sao lại là ếch?


Ếch cây mắt đỏ. (Ảnh: Getty).

Vào những năm 1980, các nhà sinh thái học ở Costa Rica và Panama bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm trầm trọng và đáng kể về số lượng ở động vật lưỡng cư.

Lúc bấy giờ, ếch và kỳ nhông đang trở thành "mồi ngon" của một loại nấm bệnh độc hại, có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis (Bd), theo Science Alert.

Các nhà khoa học cho rằng loại nấm nêu trên là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đáng kể của ít nhất 501 loài lưỡng cư, trong đó có 90 trường hợp dẫn tới tuyệt chủng, từ khắp châu Á đến Nam Mỹ.

Việc những động vật lưỡng cư biến mất khiến quần thể muỗi tăng vọt về cả số lượng lẫn hình thái. Đó là bởi muỗi mất đi kẻ săn mồi tự nhiên, theo lý giải của các nhà khoa học. Và khi số lượng muỗi tăng, con người đã hứng chịu hậu quả do những mầm bệnh được lan truyền từ chúng.

Các phát hiện vào năm 2020 cho thấy sự suy giảm của động vật lưỡng cư đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở người, lan rộng từ Costa Rica vào những năm 80 và 90, rồi tới Panama vào năm 2000.

Đây là "bằng chứng nhân quả" đầu tiên về sự mất mát của động vật lưỡng cư có ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong môi trường tự nhiên.

Mắc kẹt trong vòng lặp


Động vật lưỡng cư đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm quần thể côn trùng có hại với con người. (Ảnh: Getty).

Nghiên cứu chỉ ra một luận điểm thú vị, nhưng cũng vô cùng đáng suy ngẫm, khi cho rằng sức khỏe của ếch và con người có xu hướng đi đôi với nhau. Chúng ta dường như cũng bị mắc kẹt trong vòng lặp này dù muốn hay không.

Khi so sánh biểu đồ suy giảm của động vật lưỡng cư và tỷ lệ mắc bệnh sốt rét từ năm 1976 đến năm 2016, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối tương quan rõ ràng, có thể được dự đoán với độ chính xác và độ tin cậy cao.

Cụ thể, cứ 8 năm sau khi các loài lưỡng cư bị sụt giảm do một nguyên nhân nào đó, thì số lượng các ca sốt rét ở người lại tăng đột biến, tương đương với tỷ lệ khoảng 1 ca trên 1.000 người. Sự việc này sẽ không xảy ra nếu như không có sự chết đi của các loài lưỡng cư.

Không chỉ sốt rét, mà nhiều mối đe dọa khác từ muỗi như sốt xuất huyết cũng có dấu hiệu gia tăng đáng kể.

Mặc dù các nỗ lực thúc đẩy biện pháp phòng tránh như sử dụng thuốc diệt côn trùng, giảm trừ môi trường sống của muỗi... có thể mang đến một số tín hiệu tích cực, song điều này chỉ có thể giảm bớt sự trầm trọng của số ca bệnh khi chúng quay trở lại theo chu kỳ.

Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc bảo tồn và loại trừ các mối đe dọa đối với động vật lưỡng cư có thể đóng vai trò quan trọng tới vận mệnh của nhân loại trong tương lai, trong bối cảnh có nhiều loại bệnh dịch khác được phát hiện và lây lan bởi côn trùng.

Cập nhật: 23/09/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video