Vì sao khi tuyết rơi thì ấm, tuyết tan thì lạnh?

Tuyết, tuyết rơi hay mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên, giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ.


Tuyết thường xuất hiện ở các vùng ôn đới vào mùa đông.

Mùa đông khắp nơi bị giá rét tấn công. Giá rét là do những luồng không khí vừa lạnh, vừa khô từ phương Bắc tràn xuống phương Nam dữ dội. Khi đầu luồng gió lạnh gặp không khí ấm và ẩm ướt phương Nam, vì không khí lạnh nặng hơn không khí ấm nên thường đẩy không khí ấm và ẩm ướt bay lên cao, khiến cho hơi nước trong không khí ấm nhanh chóng ngưng kết biến thành băng, dần dần tăng lên thành tuyết rơi.

Trước khi không khí lạnh tràn đến, nói chung luồng không khí ấm và ẩm ướt phương Nam còn rất mạnh, do đó thời tiết đang ấm áp. Khi hơi nước ngưng thành tuyết cũng nhả ra một lượng nhiệt nhất định làm cho thời tiết trước và trong khi tuyết rơi không đến nỗi lạnh lắm.

Khi tâm luồng không khí lạnh qua đi, mây tan tuyết ngừng thì thời tiết lập tức sáng sủa vì bầu trời mất đi lớp màn mây bao phủ, mặt đất sẽ khuếch tán một lượng nhiệt lớn ra bên ngoài, lúc đó nhiệt độ hạ xuống rất thấp. Căn cứ thực nghiệm, 1 g băng ở 0°C khi tan thành nước ở 0°C sẽ hấp thu một nhiệt lượng 334,4 J (tương đương 80 calo), cho nên khi tuyết tan nhiều thì nhiệt lượng bị hấp thu sẽ rất lớn, vì vậy người ta cảm thấy thời tiết lạnh hơn.

Cập nhật: 23/11/2024 Theo kipkis
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video