Vì sao loài chim bồ câu gỗ New Zealand được mệnh danh là "những gã say xỉn trên trời"?

Chim bồ câu là một loài chim rất phổ biến, và nó cũng là một loại gia cầm mà con người rất ưa chuộng. Trên thực tế, chim bồ câu đã đồng hành cùng con người hàng ngàn năm.

Chim bồ câu thường được cho là có thể di chuyển và tìm đường nhờ vào từ trường của Trái Đất, hay vị trí của Mặt Trời và thậm chí cả sóng hạ âm.

Có rất nhiều loại chim bồ câu, và chúng được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Ở New Zealand ở Nam bán cầu, có một loài chim bồ câu rất đặc biệt, chúng được gọi là chim bồ câu gỗ New Zealand.

Bồ câu gỗ New Zealand có thân hình khá to lớn khi so sánh chúng với những người họ hàng ở các nơi khác, một con bồ câu gỗ New Zealand trưởng thành có thể nặng 650 gram đến gần 1 kg và chiều dài cơ thể hơn 50 cm.


Bồ câu Kereru hay còn gọi là bồ câu gỗ New Zealand. Loài chim được mệnh danh là “những gã say xỉn trên trời” do sở thích ăn những loại trái cây bị nẫu, rơi rụng dưới mặt đất dẫn tới chếnh choáng, mất thăng bằng, di chuyển loạng choạng thậm chí rơi từ các cành cây cao xuống đất.

Chim bồ câu gỗ New Zealand có bộ lông sặc sỡ và trông rất đẹp. Trong quá khứ, những người thợ săn đã săn chim bồ câu gỗ New Zealand với số lượng lớn để lấy thịt và bộ lông đẹp của chúng. Sau đó, New Zealand đã thông qua luật đưa chim bồ câu gỗ vào danh sách động vật hoang dã cần được bảo vệ và mọi hành vi giết hại chúng đều là bất hợp pháp.

Ở thời điểm hiện tại, tuy được pháp luật bảo vệ, nhưng số lượng bồ câu gỗ ở New Zealand vẫn tăng không đáng kể. Một mặt là do bồ câu gỗ New Zealand có khả năng sinh sản yếu. Chim bồ câu gỗ New Zealand mái chỉ có thể đẻ một quả trứng mỗi lần sinh sản và phải mất 28 ngày để trứng nở dưới sự chăm sóc cẩn thận của chim mẹ. Sau khi sinh nở, những chú bồ câu non phải trải qua một thời gian dài học hỏi trước khi có thể sống tự lập mà không cần bố mẹ.


Vào mùa hè khi các loại hoa quả nhanh chín, người dân địa phương thường phát hiện những con bồ câu “say xỉn” nằm rũ rượi trên mặt đất và đôi khi họ phải đưa chúng vào trung tâm y tế để “giải rượu”.

Mặt khác, chim bồ câu gỗ New Zealand thường tự đặt mình vào tình huống rất nguy hiểm khi chúng thường xuyên say xỉn vì háu ăn. Chim bồ câu gỗ New Zealand thường ăn trái cây, lá, nụ và hoa, v.v. Chúng đặc biệt thích ăn những loại trái cây rất ngọt, bị nẫu, rơi rụng dưới mặt đất và thích tắm nắng sau khi ăn no.

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trái cây trong dạ dày của chúng sẽ bị lên men nhanh chóng, quá trình lên men sẽ sinh ra nhiều cồn khiến chim bồ câu gỗ New Zealand dễ bị “say” vì rượu được sinh ra trong quá trình này.


Mặc dù phân bố rộng rãi ở cả môi trường sống trong rừng và đô thị, nhưng số lượng của loài chim này đã giảm đáng kể kể từ khi thuộc địa của người châu Âu và sự xuất hiện của các loài động vật có vú xâm lấn.

Một khi say rượu, đầu óc chim bồ câu gỗ New Zealand sẽ trở nên choáng váng, đôi khi không thể duy trì sự ổn định của cơ thể, chúng sẽ lắc lư từ bên này sang bên kia trên cành cây. Cư dân địa phương thường nhìn thấy những con chim bồ câu gỗ New Zealand say rượu rơi từ trên cây xuống mặt đất và chúng vẫn cứ thế ngủ tiếp.

Tình huống này thực sự rất nguy hiểm. Mặc dù cư dân địa phương sẽ không lợi dụng sự say xỉn này để bắt chúng, nhưng mèo hoang, chồn, chuột và thú có túi sẽ nhân cơ hội đó mà biến chúng thành con mồi.


Sau khi ăn xong, loài chim bồ câu này thường phơi nắng trong khi tiêu hóa thức ăn. Hành vi này có thể dẫn đến việc lên men trái cây trong dạ dày, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè ấm áp và có thể khiến chim bị say.

New Zealand và Australia gần đó là một vùng đất vô cùng độc đáo trên hành tinh. Hệ sinh thái trên mảng kiến tạo này khác biệt và chuỗi thức ăn tại đây cũng rất khác so với các lục địa khác.

Vốn dĩ loài bồ câu gỗ New Zealand bản địa ở đây không có nhiều kẻ thù tự nhiên nên chúng sẽ không gặp nguy hiểm gì nếu thường xuyên say xỉn. Tuy nhiên, với sự tăng cường hoạt động của con người, nhiều loài động vật từ các châu lục khác như mèo rừng, chồn, chuột đã đặt chân lên các hòn đảo của New Zealand, những loài xâm lấn này đã vô tình trở thành kẻ thù tự nhiên của chim bồ câu gỗ New Zealand.

Ngoài việc săn những con chim bồ câu gỗ New Zealand say xỉn, những kẻ thù tự nhiên này cũng sẽ tấn công những con chim bồ câu non mới nở và trứng chim bồ câu, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sinh sản của chim bồ câu gỗ New Zealand.


Chim bồ câu gỗ New Zealand chủ yếu ăn trái cây, thích trái cây bản địa, nhưng cũng ăn lá, hoa và chồi.

Trên thực tế, loài chim bồ câu gỗ New Zealand thực sự là một loài rất quan trọng để duy trì hệ sinh thái địa phương. Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ, New Zealand có một loại quả mọng gọi là karaka và cây của nó là một phần quan trọng của các khu rừng ven biển của New Zealand. Do quả mọng có kích thước tương đối lớn nên các loài chim bình thường chỉ có thể mổ quả để ăn mà không thể giúp loài cây này phát tán hạt. Tuy nhiên, chim bồ câu gỗ New Zealand lại có kích thước lớn, chúng có thể nuốt một cách trọn vẹn cả quả và hạt.

Sau khi chim bồ câu gỗ New Zealand ăn quả mọng, nó sẽ bài tiết hạt của quả mọng lên mặt đất và những hạt này say đó bén rễ và nảy mầm tự nhiên, giúp loài cây này hoàn thiện quá trình sống và sinh sản.

Cập nhật: 07/08/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video