Vì sao lốp ô tô lại có màu đen?

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao lốp xe ô tô lại có màu đen mà không phải màu trắng, xám nhạt. Hãy cùng chúng tôi khám phá điều này nhé.

Trước đây, những chiếc xe cổ đã từng sử dụng những bộ lốp màu trắng khiết của cao su, các nhà máy cũng sử dụng chất nhuộm trên những chiếc lốp để tạo ra màu xám nhạt và vàng nhạt.

Những chiếc lốp xe trong khá bắt mắt, tuy nhiên, nếu để một thời gian lâu thì chúng sẽ nhanh chóng bị khô cứng lại, bị biến màu và nứt rách. Những hiện tượng trên đã làm các chủ sở hữu xe phải chi một số tiền không nhỏ để thay những chiếc lốp xe như vậy.


Các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột carbon đen.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển.

Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me. Và để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất chứa phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh”, chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Và từ đó, phát minh này được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất lốp.

Ngoài ra, tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột carbon đen, chất này chiếm tới 30% trong cấu tạo của lốp xe, có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su không bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.


Sau khi sử dụng một thời gian dài lốp xe thường ngả sang màu xám.

Cũng trong công nghiệp chế tạo lốp, các nhà sản xuất còn trộn thêm hợp chất dạng sáp khiến lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp, đây gọi là quá trình này phủ blooming. Tuy nhiên, khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không được diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp, khiến lốp nhanh chóng xuống cấp.

Bên cạnh đó, sau khi sử dụng một thời gian dài lốp xe thường ngả sang màu xám, lý do là vì chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ.

Xét theo thẩm mỹ, lốp màu đen còn giúp chiếc xe trông mạnh mẽ, hiện đại, không bám bẩn và phù hợp với tất cả màu sơn.

Cập nhật: 30/01/2019 Theo cartimes
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video