Vì sao máy tính ngày xưa thường có màu ngả vàng?

Có lẽ tuổi thơ của nhiều người gắn liền với chiếc hộp máy tính màu be trong các tiệm net hay tại nhà, nhưng ít ai thắc mắc vì sao màu sắc này lại phổ biến đến vậy.

Một trong những điểm chúng ta luôn nghĩ tới khi nhớ về những chiếc máy tính cũ là màu trắng ngả vàng, còn gọi là màu be hay "cháo lòng". Trước đây, màu be là lựa chọn duy nhất của người mua, có muốn họ cũng không thể chọn màu khác. Tuy nhiên, để kiếm được một chiếc máy tính có màu y hệt như vậy ở thời điểm hiện tại là không phải dễ. Chúng đã bị thay thế bởi những màu trang nhã hơn như trắng hoặc đen tuyền.

Kênh VWestlife cho rằng sự biến mất của PC be là do sự ra đời của dòng laptop IBM ThinkPad. Anh giới thiệu một cuốn sách với tựa đề tạm dịch là ThinkPad: Một sắc màu mới có đề cập đến hiện tượng này.


Kể cả Apple trong những năm 1980 cũng phải theo trào lưu màu be. (Ảnh: Science Museum Blog).

Theo cuốn sách này, nhiều công ty ở Đức vào những năm 1970 quy định rằng các thiết bị máy tính văn phòng phải có màu sáng. Tiêu chuẩn này sớm được nhiều doanh nghiệp tại châu Âu và vùng Scandinavia tiếp nhận, khiến những nhà sản xuất máy tính bắt buộc phải sơn màu sáng lên sản phẩm của mình để theo kịp xu hướng. Dần dà những màu tối hơn hoặc không phải màu trắng bị lãng quên.

Trong thời kỳ đó, IBM muốn trở nên khác biệt bằng cách cho ra những chiếc laptop màu đen. Ban đầu, ý tưởng này bị chi nhánh IBM ở Đức phản đối gay gắt, vì việc này là trái với quy định công sở.

Sau đó, IBM đã thoả hiệp bằng cách in dòng chữ "Sản phẩm này không dành cho văn phòng" rất to trên sách hướng dẫn của dòng máy để chúng có thể được tiêu thụ tại Đức. Môi trường công sở của người Đức thật sự có nhiều quy định khắt khe. Tuy nhiên, Kotaku vẫn chưa tìm được bằng chứng xác thực nào về tiêu chuẩn "màu sáng" kia.

Trong khi đó, bài báo trên New York Times vào năm 2002 khẳng định chính IBM đã tạo ra "tiêu chuẩn" màu be vào thập niên 1980. Bài báo trích lời Lee Green, Giám đốc thiết kế của IBM năm 2002 rằng lý do hãng chọn màu be là vì nó trung tính, không cần phải tốn nhiều công sức khi thiết kế.


Dòng laptop IBM ThinkPad khi đó được đánh giá là mang màu sắc cách tân. (Ảnh: Kotaku).

Bất kể lý do là gì, thị trường máy tính đã hoàn toàn bị những chiếc máy vỏ màu be thống trị trong thập niên 1980. Cũng sẽ có một vài trường hợp cá biệt như chiếc Jupiter Ace với màu trắng tinh tươm hay Sinclair Spectrum với màu đen khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì mọi thiết kế PC đều xoay quanh sắc màu này, kể cả những máy tính IBM từ những ngày đầu.

Ở một khía cạnh khác, các nhà sản xuất dùng màu be để tiết kiệm chi phí sản xuất, vì các linh kiện có màu này là rẻ và phổ biến nhất. "Đây là màu tiêu chuẩn cho các nhà cung cấp linh kiện máy tính từ Đông Á", tác giả cuốn sách Steve Lohr chia sẻ.

Quay lại với những năm 1990, khi IBM tung ra loạt sản phẩm ThinkPad "all-black" cùng sự ra đời của iMac từ Apple với nhiều sắc màu sặc sỡ, một kỷ nguyên mới đã mở ra. Tom Anderson, giám đốc của Hewlett-Packard cho rằng nhiều người ưa chuộng hai dòng máy tính trên vì chúng giúp họ thoát khỏi be, thứ màu đã gắn liền với công việc. Cho đến nay, nhiều thiết kế laptop gaming vẫn áp dụng hiệu ứng tâm lý này bằng việc trang trí thêm đèn LED hay bàn phím RGB.


Màu be đã trở thành dĩ vãng, thay thế cho những màu sắc mạnh mẽ và cá tính hơn. (Ảnh: TopLap).

Có thể nói huyền thoại màu be đã gần như biến mất hoàn toàn, kể cả trong các công sở. Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai màu be sẽ lại trở thành một cơn sốt. Chỉ có thời gian mới có thể giải đáp điều này.

Cập nhật: 18/08/2021 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video