Các nhà khoa học đã biết từ lâu rằng những người bị mù khởi phát sớm có khả năng thính giác chính xác hơn. Tuy nhiên, lý do vì sao thì chưa có câu trả lời chính xác tuyệt đối.
"Có nhiều ý kiến cho rằng người mù rất giỏi trong các nhiệm vụ thính giác, bởi vì họ phải tìm đường đến thế giới mà không có thông tin trực quan”, nhà khoa học thần kinh Ione Fine từ Đại học Washington nói.
Những người khiếm thị thường có khả năng thính giác tốt hơn nhiều so với người bình thường.
Để đi tìm lời giải, Fine và nhóm của cô đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để kiểm tra hoạt động ở vỏ thính giác, đây là phần não xử lý thông tin thính giác ở cả người mù và nhóm người khiếm thị.
Trong những người tham gia nghiên cứu, 4 người đã bị mù sớm và 5 người mắt không phát triển được.
Trong thử nghiệm, những người tham gia được tiếp cận với một số âm thanh cộng hưởng ở các tần số khác nhau, một thiết bị fMRI sẽ ghi lại hoạt động não của họ.
Khi các nhà nghiên cứu phân tích kết quả, họ phát hiện ra rằng những người mù trong thí nghiệm có xu hướng xử lý âm thanh trong một “băng thông” hẹp hơn, chính xác hơn so với những người bình thường, cho thấy cảm giác điều chỉnh tần số của họ trong vỏ thính giác được tinh chỉnh tốt hơn so với người không bị mù.
Đối với một người bị cận thị, việc thể hiện chính xác âm thanh không quan trọng vì họ có thể nhìn giúp họ nhận ra đồ vật, trong khi những người mù chỉ có thông tin thính giác.
Điều này cho chúng ta thấy những thay đổi trong não giải thích tại sao người mù tốt hơn trong việc chọn ra và xác định âm thanh trong môi trường.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu cơ chế đặc biệt này rõ hơn.