Vì sao nhiều loài chim hót chỉ "một bài" suốt triệu năm?

 Với cộng đồng chúng ta, chỉ cần 10 năm trôi qua là biết bao trào lưu âm nhạc mới ra đời. Trái lại, một số loài chim lại thích hát đi, hát lại cùng một 'bản nhạc' từ hàng ngàn đến triệu năm.

Đây là một phần trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Berkeley (Mỹ) sau khoảng thời gian dài quan sát các quần thể sống chim hút mật sống biệt lập trên những vùng núi cao Đông Phi.


Một trong nhiều loại chim hút mật khu vực Đông Phi trong nghiên cứu - (Ảnh: UC Berkeley).

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng tiếng chim hót rất dễ biến đổi theo thời gian, vì được truyền khẩu nên sẽ phát sinh nhiều dị bản.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California, Berkeley cho rằng điều này chỉ đúng với những loài chim có thói quen di cư, đặc biệt ở khu vực bắc bán cầu. Trong khi đó các quần thể chim sống biệt lập như trên các vùng núi ở Đông Phi như đỉnh Kenya hay "nóc nhà" châu Phi Kilimanjaro thì ngược lại.

Nhóm nghiên cứu đã đến 15 đỉnh núi ở khu vực Đông Phi suốt nhiều năm liền, bắt đầu từ năm 2007, ghi nhận tiếng hót của 123 con chim thuộc những dòng chim hút mật khác nhau.

Kết quả, dù trải qua rất nhiều đời (chim hút mật có thể sống từ 7-22 năm), nhóm nghiên cứu vẫn thấy rằng giữa các bài hát mà chim vẫn thường ngân nga mỗi ngày gần như không có sự khác biệt.

Ngay cả những loài chim hút mật có quan hệ huyết thống tương đối xa, các bài hát của chim vẫn khá rất giống nhau.

Dựa trên các phương pháp tính sự khác biệt, nhóm cho rằng các bài hát đã được những loài chim này truyền khẩu gần như trọn vẹn trong suốt hàng ngàn đến một triệu năm qua.

Giáo sư Rauri Bowie từ Đại học California, Berkeley, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết điểm mấu chốt nằm ở môi trường sống tách biệt của chim và không thay đổi qua hàng ngàn năm.

Giáo sư Rauri giải thích thêm điều này cũng gần giống như ở cộng đồng loài người. Nếu sống biệt lập trong một cộng đồng suốt hàng trăm năm, bạn sẽ dễ giữ được giọng nói hay các bản sắc của cộng đồng ấy.

Cập nhật: 20/01/2022 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video