Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?

Hãy lướt qua những bức ảnh selfie của mọi người, bạn sẽ nhận ra đa số họ nghiêng trái. Khoa học gọi đây là xu hướng pseudoneglect.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học London, Đại học Parma và Đại học Liverpool thực hiện một nghiên cứu xã hội, phân tích khoảng 3.556 bức ảnh tự chụp trên mạng xã hội. Họ quan sát thấy rằng khi chụp ảnh tự sướng (selfie), mọi người có xu hướng tập trung vào mắt, đặc biệt nghiêng bên trái.


Một số người nổi tiếng như Drake, Kim Kardashian và Miley Cyrus cũng có xu hướng nghiêng trái khi chụp ảnh - (Ảnh: whatsnew2day.com).

Điều này phản ánh một hiện tượng tâm lý xã hội gọi là pseudoneglect, nghĩa là sự chú ý về không gian có xu hướng vô thức bị dịch chuyển sang trái.

Nghiên cứu cũng cho thấy một sự liên kết giữa hành vi và tâm trạng. Mắt chúng ta cung cấp thông tin về những gì chúng ta đang chú ý và bên trái là cách tốt nhất để thông báo cho mọi người về tâm trạng ấy.

Không chỉ khi chụp ảnh, khi chia mái lệch, chúng ta cũng có xu hướng rẽ chỉ tóc ở bên trái đầu. Hiện tượng này tương tự như khi các họa sĩ áp dụng nguyên tắc tập trung vào mắt trong các bức chân dung.

Nghiên cứu này sử dụng cơ sở dữ liệu ảnh tự chụp của các bức ảnh công khai được tải lên Instagram từ tại Thái Lan, Đức, Anh, Nga, Mỹ, Brazil. Các bức ảnh nghiên cứu được chọn lọc tự nhiên.

Trong tổng số 3.556 ảnh tự chụp, 1.931 (54%) ảnh có mắt trái ở trung tâm; 1.625 (46%) có mắt phải ở trung tâm. Mặc dù sự khác biệt là nhỏ nhưng các nhà nghiên cứu cho biết điều này rất đáng chú ý.

Giáo sư Quang học và Khoa học Thị giác - Christopher Tyler, Đại học London nói rằng kết quả chính của nghiên cứu này là khẳng định tính lặp lại của xu hướng pseudoneglect - trước đây thường gặp trong cách họa sĩ vẽ chân dung và giờ đây nó lặp lại ở các bức ảnh tự chụp.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học năm 2014, xu hướng chú ý nhiều hơn vào phía bên trái của không gian được thể hiện rõ nhất khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ rất đơn giản là chia đôi một đường ngang. Phần lớn chúng ta không chia đôi được điểm chính giữa hay lệch bên phải mà thường bị lệch về bên trái.

Hiện tượng pseudoneglect tương tự như hiện tượng của các bệnh nhân bị suy giảm bán cầu não phải thường ít chú ý bên trái của không gian. Họ thường va vào các vật thể nằm bên trái đường đi hơn là bên phải.

Cập nhật: 13/09/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video