Vì sao núi lửa Ontake ở Nhật Bản bất ngờ phun trào?

Đặc điểm của núi lửa dạng tầng và hình thức phun trào ngầm được cho là nguyên nhân khiến Ontake "thức giấc" bất ngờ hôm 27/9, khiến ít nhất 40 người bị thương cùng nhiều người mất tích.

>>> Núi lửa bất ngờ phun trào làm nhiều người thiệt mạng ở Nhật

Núi lửa Ontake bất ngờ phun trưa 27/9, khiến tro bụi bao phủ xuống dọc sườn phía nam hơn 3km. Vụ phun trào bất ngờ làm 30 người leo núi tắt thở và khiến nhiều chuyến bay phải đổi hướng để tránh nguy hiểm. Đây được coi là một lời nhắc nhở rằng hoạt động phun trào của núi lửa có thể không thể dự đoán trước được.


Những đám khói trắng và tro bụi bốc lên từ núi lửa Ontake trong đợt phun trào hôm 27/9. (Ảnh: Kyodo News/AP)

Chuyển động của dung nham trước những vụ phun trào lớn đôi khi có thể gây ra cảnh báo, ví dụ như trường hợp của núi lửa ở Iceland trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đối với một núi lửa hoạt động và phun trào tro bụi, khói như Ontake, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Theo các chuyên gia, đó là lý do tại sao sự việc hôm 27/9 xảy ra mà không hề có cảnh báo.

Ontake có độ cao hơn 3.000m, là ngọn núi lửa cao thứ hai ở Nhật và thuộc nhóm núi lửa dạng tầng. Những núi lửa này hình thành tại nơi mà một mảng kiến tạo gập lại dưới một mảng khác, và có đặc điểm là hoạt động trở lại trong khoảng thời gian không thể dự đoán trước.

Phun trào do nham tầng núi lửa tạo thành là nguyên nhân khiến núi lửa dạng tầng đặc biệt nguy hiểm và khó đưa ra cảnh báo. Những đợt phun trào này khiến tro bụi và đất đá bám chặt vào các sườn núi, với tốc độ nhanh khủng khiếp và có thể lên đến 700km/h khi hướng xuống dốc. Hình thức hoạt động trên từng xảy ra ở Ontake năm 1979.


Núi Ontake nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách Tokyo khoảng 200km về phía tây. (Đồ họa: BBC)

Đợt trào khói bụi hôm 27/9 là kiểu phun trào nhỏ hơn, hay một dạng ngầm với dòng chảy của hơi nước, tro bụi và đất đá, không kèm theo dung nham. Carbon dioxide hay hydrogen sulfide trào ra từ miệng núi lửa có thể khiến con người bị ngạt thở. Kể từ năm 1979, hơi nước đã thường xuyên xuất hiện trên Ontake.

Dù không xuất hiện thường xuyên nhưng phun trào ngầm vẫn có thể xảy ra với quy mô lớn. Đợt phun trào ngầm ở Krakatau, Indonesia, vào năm 1883, được cho là từng tạo ra âm thanh lớn nhất trong lịch sử.

Núi lửa Ontake nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách Tokyo 200km về phía tây. Ở vị trí tiếp xúc của ba mảng kiến tạo, Nhật Bản là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và núi lửa.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video