Vì sao rùa rụt được đầu vào trong mai?

Rùa có cấu trúc cơ thể rất kỳ lạ bởi bộ xương nằm lộ ra bên ngoài cơ thể chính là chiếc mai rùa.


Khi rùa rụt cổ vào trong mai, cột sống của nó sẽ rút lại theo hình chữ S.

Chiếc mai của rùa cũng giống như xương sườn, xương sống và xương ức của loài người chúng ta. Chính vì điều này mà rùa không thể tự lột mai hay tách rời cái mai của chúng.

Bên dưới lớp mai đặc biệt đó chính là một hệ thống cơ quan nội tạng hoàn chỉnh của rùa. Phổi rùa nằm ở đỉnh mai và do xương sườn đã cố định thành mai nên rùa sẽ dựa vào các thớ cơ bên trong mai, để hít thở oxy qua miệng. Nhưng có nhiều thời điểm, rùa thở ra bằng... hậu môn, thông qua một hệ hô hấp cực kỳ đặc thù.

Rùa có thể rụt đầu vào bên trong mai là do chiếc mai cũng là nơi chứa tủy sống và xương sườn của rùa. Khi rùa rụt cổ vào trong mai, cột sống của nó sẽ rút lại theo hình chữ S.

Rùa được bao phủ cả trên và dưới thân bởi một lớp mai vừa dày vừa cứng nên rất khó để có thể đập vỡ mai rùa. Chính lớp mai rùa cứng rắn này là lớp bảo vệ vững chắc giúp rùa thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù, trừ cá sấu với bộ hàm cực khỏe hoặc đại bàng với chiến thuật cắp chúng lên rồi thả xuống đá.

Tuy nhiên, mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên rùa có thể bị chảy máu và cảm thấy đau đớn nếu bị tổn thương. Mai rùa thực tế được hình thành từ 50 chiếc xương khác nhau.

Cập nhật: 28/01/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video