Vì sao việc giữ bí mật lại khó đến vậy?

Không có gì bí mật khi nói tất cả chúng ta đều có những điều bí mật. Giữ bí mật là điều rất khó khăn, nhưng không phải vì lý do mà hầu hết các nhà nghiên cứu xưa nay vẫn thừa nhận.

Theo trang Scientific American, một nghiên cứu mới đã định nghĩa lại "bí mật" và đưa ra lời giải thích khác thường về mối liên hệ giữa việc giữ bí mật với những trạng thái trầm cảm, lo lắng và giảm sút sức khỏe nói chung. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng việc giữ bí mật về cơ bản là ý định che dấu thông tin. Và nó khiến chúng ta bị tổn thương vì khiến chúng ta cảm thấy không tự nhiên, ngay cả khi đang ở một mình.


Việc giữ bí mật về cơ bản là ý định che dấu thông tin.

Michael Slepian, chuyên gia tâm lý học của trường Columbia Business School, và các đồng nghiệp của ông gần đây đã ra báo cáo về những phát hiện xung quanh việc giữ bí mật. Trong 6 nghiên cứu, họ đã hỏi tổng cộng 1.200 người Mỹ qua Internet – cũng như 312 người mà họ gặp gỡ ở Công viên trung tâm New York – về 38 loại hành vi thường được giữ bí mật.

5 trong số những nghiên cứu này, những người được hỏi đã nói trung bình họ hiện đang che dấu thông tin về khoảng 13 hành vi (trong đó có khoảng 5 hành vi họ tuyệt đối giữ bí mật với tất cả mọi người). Những bí mật phổ biến nhất là những suy nghĩ "siêu nhiên" (nghĩ về việc có thêm mối quan hệ với người khác trong khi họ đang trong một mối quan hệ), những mong muốn lãng mạn (khi họ độc thân) và các hành vi tình dục (xem các loại tranh ảnh, nội dung khiêu dâm…). Sơ đồ sau cho thấy toàn bộ những bí mật phổ biến nhất, ngoài ra còn có thêm thông tin ở www.keepingsecrets.org.


10 loại bí mật hàng đầu mà mọi người thường dấu diếm, bao gồm: Những suy nghĩ trêu chọc người yêu/bạn tình; hành vi tình dục; nói dối ai đó; mong muốn có mối quan hệ lãng mạn; xâm phạm niềm tin của người khác; ăn cắp; ngoại tình; che dấu tham vọng hoặc mục tiêu; các thông tin chi tiết về gia đình; các thông tin về tài chính.

Người ta cho rằng khi họ không tương tác, giao tiếp với ai, họ nghĩ về những bí mật của họ thường xuyên hơn. Khi tâm trí càng nghĩ nhiều đến điều bí mật, sức khỏe của họ càng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nếu bạn phải tiếp tục giữ bí mật, chuyên gia tâm lý Slepian gợi ý nên tránh để điều đó tổn hại đến sức khỏe bằng cách "tu luyện" những lối sống bình thản, hoặc thảo luận về chủ đề đó trong các diễn đàn ẩn danh trực tuyến.

Cập nhật: 09/06/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video